VKSND Tối Cao Kiên Quyết Đề Nghị Giữ Nguyên Cơ Quan Điều Tra: Bảo Vệ Công Lý Hay Xóa Bỏ Đầu Mối?

VKSND Tối Cao Kiên Quyết Đề Nghị Giữ Nguyên Cơ Quan Điều Tra: Bảo Vệ Công Lý Hay Xóa Bỏ Đầu Mối?

#VKSNDTốiCao #CảiCáchTưPháp #ĐiềuTraHìnhSự #PhápLuậtViệtNam

Trong bối cảnh hàng loạt đạo luật đang được gấp rút sửa đổi nhằm tinh giản bộ máy nhà nước, Dự thảo Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự do Bộ Công an chủ trì đã đặt ra tranh luận nóng về số phận Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao. Trong khi dự thảo từng cân nhắc hai phương án “bỏ” hoặc “duy trì có điều kiện”, VKSND Tối cao đã lên tiếng kiến nghị giữ nguyên mô hình hiện hành – một đề xuất đang vấp phải ý kiến trái chiều.

### Lập Trường Kiên Định Của VKSND Tối Cao
Ngày 26/3, VKSND Tối cao chính thức gửi văn bản khẳng định: Cơ quan điều tra thuộc Viện phải được giữ lại để đảm bảo hiệu quả điều tra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng trong ngành tư pháp. Quan điểm này dựa trên:
1. Kết luận 92-KL/TW (2014) của Bộ Chính trị về việc “giữ nguyên hệ thống cơ quan điều tra tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và VKSND Tối cao”.
2. Vai trò đặc thù của Viện Kiểm sát trong giám sát hoạt động tư pháp từ khởi tố đến thi hành án, giúp phát hiện vi phạm nhanh hơn các cơ quan khác.
3. Kinh nghiệm quốc tế từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… nơi Viện công tố có quyền điều tra để chống oan sai.

Đáng chú ý, ngày 3/4, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã khởi tố, bắt tạm giam một cán bộ thi hành án dân sự ở Huế vì tội tham ô – minh chứng cho tính hiệu quả của mô hình này.

### Phương Án “Xóa Sổ” Từ Bộ Công An
Trái ngược với đề xuất của VKSND, Bộ Công an trong tờ trình ngày 2/4 chỉ đưa ra một phương án duy nhất: chấm dứt hoạt động Cơ quan điều tra VKSND Tối cao, chuyển thẩm quyền điều tra tội phạm tư pháp sang Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an). Lý do được nêu là tránh chồng chéo, tinh gọn bộ máy.

### Cuộc Đấu Giữa “Độc Lập Tư Pháp” Và “Tinh Gọn”
VKSND Tối cao phản biện mạnh mẽ:
– Viện Kiểm sát là cơ quan độc lập, có chức năng kiểm soát quyền lực tư pháp. Nếu giao toàn bộ điều tra cho Bộ Công an, sẽ mất đi cơ chế “kiềm chế và đối trọng”.
– Hiệu quả thực tế: VKS có thể theo dõi xuyên suốt vụ án, dễ phát hiện sai phạm hơn so với cơ quan ngoài ngành.
– Nguy cơ từ tham nhũng chéo: Việc để một cơ quan (Bộ Công an) vừa điều tra vừa tự giám sát có thể tạo kẽ hở cho lạm quyền.

### Bài Toán Cải Cách: Giữ Lại Hay Dẹp Bỏ?
Câu hỏi lớn đặt ra là liệu việc xóa bỏ Cơ quan điều tra VKSND Tối cao có thực sự tiết kiệm được nguồn lực, hay sẽ làm suy yếu cơ chế kiểm soát quyền lực? Trong khi Bộ Công an nhấn mạnh tính “đầu mối tinh gọn”, VKSND Tối cao cảnh báo nguy cơ mất cân bằng trong hệ thống tư pháp.

Vụ việc này dự kiến sẽ còn tiếp tục gây tranh cãi trước khi Quốc hội đưa ra quyết định cuối cùng.

#CảiCáchHànhChính #KiểmSoátQuyềnLực #TưPhápĐộcLập #VKSvsBộCôngAn

*(Bài viết tổng hợp từ nguồn tin pháp lý chính thống, cập nhật đến ngày 4/4)*

Cũng như nhiều đạo luật đang được các bộ khẩn trương nghiên cứu sửa đổi trong những ngày này của cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự đang được Bộ Công an chủ trì nghiên cứu sửa đổi.

Quá trình dự thảo, về nội dung liên quan đến Cơ quan điều tra VKSND Tối cao, đã có lúc dự thảo đưa ra hai phương án: (1) Bỏ; (2) Tiếp tục duy trì để Cơ quan điều tra VKSND Tối cao điều tra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và các tội phạm về chức vụ với người phạm tội thuộc các cơ quan tư pháp, nhưng bổ sung với trường hợp là cán bộ VKS thì thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

Về nội dung này, ngày 26-3, VKSND Tối cao đã có văn bản nêu quan điểm là cần giữ nguyên quy định về Cơ quan điều tra VKSND Tối cao như luật hiện hành.

Mới hai ngày trước, hôm 3-4, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, cùng lệnh bắt tạm giam một cán bộ cơ quan thi hành án dân sự TP Huế về tội tham ô tài sản.

VKSND Tối cao nêu ra một số căn cứ, mà đầu tiên là Kết luận 92-KL/TW năm 2014 của Bộ Chính trị về sắp xếp tinh gọn đầu mối cơ quan điều tra.

Theo đó, Bộ Chính trị kết luận “giữ nguyên hệ thống tổ chức các cơ quan điều tra chuyên trách tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, VKSND Tối cao, VKS Quân sự Trung ương như hiện nay và sắp xếp tinh gọn đầu mối trong từng cơ quan, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, không chồng chéo nhiệm vụ”.

Cũng theo VKSND Tối cao, VKS có chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Như thế, VKS tham gia tất cả các hoạt động tố tụng tư pháp hình sự, từ giai đoạn tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm, đến khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và cuối cùng là thi hành án.

Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động… thì VKS cũng tham gia từ khi tòa án thụ lý vụ án, xét xử đến lúc thi hành án.

VKS còn có nhiệm vụ trực tiếp giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại và tố cáo của các cơ quan tư pháp.

“Do vậy, VKS là cơ quan duy nhất có điều kiện theo sát, nắm chắc các hoạt động giải quyết vụ việc, vụ án của các chủ thể tiến hành tố tụng. Với tình chất như vậy, VKS có điều kiện để phát hiện xử lý các tội phạm trong lĩnh vực tư pháp hiệu quả hơn các cơ quan khác” – công văn của VKSND Tối cao gửi Bộ Công an nhấn mạnh.

Cũng theo VKSND Tối cao, VKS là hệ thống cơ quan độc lập. Viện trưởng VKSND Tối cao có trách nhiệm báo cáo kết quả công tác trực tiếp trước Quốc hội. Với chức năng hiện nay, VKS có vai trò quan trọng trong kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung và kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực tư pháp nói riêng.

Việc đặt Cơ quan điều tra tại VKSND Tối cao để điều tra các tội phạm về xâm phạm hoạt động tư pháp và các tội tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp chính là nhằm góp phần bảo đảm một nền tư pháp trong sạch, bảo vệ công lý, bảo đảm quyền con người, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

Vai trò này của VKS đã được Quốc hội khẳng định năm 2015 khi sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, khi mở rộng thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSND Tối cao là ngoài điều tra về nhóm tội xâm phạm hoạt động tư pháp thì có trách nhiệm điều tra các tội thuộc nhóm tội phạm tham nhũng, chức vụ gắn với cán bộ các cơ quan tư pháp.

VKSND Tối cao cũng dẫn kinh nghiệm quốc tế như các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ… và Trung Quốc. Các nước này đều đề cao vai trò của công tố viên, kiểm sát viên và viện công tố, VKS được tiến hành điều tra trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Tại Trung Quốc, hệ Cơ quan điều tra được tổ chức trong toàn hệ thống VKS để điều tra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Nguyên lý là công tố bám sát, chỉ đạo điều tra, trực tiếp tiến hành điều tra trong trường hợp cần thiết. Điều tra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp chính là công tác nối dài của quyền công tố, nhằm phòng ngừa oan sai, chống vi phạm trong hoạt động tố tụng.

“Ở Việt Nam, hoạt động điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp là công tác nối dài của chức năng thực hành quyền công tố, nhằm bảo đảm hoạt động tố tụng của các cơ quan tư pháp tuân thủ pháp luật, góp phần hiệu quả trong đấu tranh, phòng chống tội phạm tham nhũng, chức vụ nói chung, và tội phạm tham nhũng, chức vụ cũng như xâm phạm hoạt động tư pháp nói riêng, góp phần xây dựng nền tư pháp liêm chính, trong sạch” – văn bản của VKSND Tối cao nêu quan điểm.

Tờ trình ngày 2-4 của Bộ Công an kèm theo dự thảo Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi) chuyển Bộ Tư pháp thẩm định, về phần liên quan đến Cơ quan điều tra VKSND Tối cao chỉ còn một phương án là kết thúc sứ mệnh của Cơ quan điều tra VKSND Tối cao.

Đồng thời, chức năng điều tra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ Cơ quan điều tra, VKSND, TAND, cơ quan thi hành án và người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp sẽ chuyển cho Cơ quan An ninh điều tra của Bộ Công an.

NGHĨA NHÂN


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc