Việt Nam – Trung Quốc: 75 Năm Vun Đắp Tình Hữu Nghị, Hướng Tới Cộng Đồng Chia Sẻ Tương Lai
#ViệtNam #TrungQuốc #QuanHệĐốiTác #HợpTácChiếnLược #HữuNghị
Từ truyền thống đến tầm cao mới
Qua 75 năm phát triển, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị bền vững, được vun đắp bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các thế hệ lãnh đạo hai nước. Sự ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai Đảng, hai nhà nước và nhân dân đã góp phần quan trọng vào thành công của sự nghiệp cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước.
Bước tiến vượt bậc sau bình thường hóa
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991, hợp tác Việt – Trung ngày càng mở rộng trên mọi lĩnh vực. Các nhận thức chung quan trọng giữa lãnh đạo cấp cao đã củng cố niềm tin chính trị, tạo nền tảng cho quan hệ ổn định, lâu dài. Hai bên xác định phương châm *”láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”* (1999) và tinh thần *”láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”* (2005).
Đối tác chiến lược toàn diện: Bước ngoặt lịch sử
Năm 2008, quan hệ hai nước chính thức nâng tầm thành *”Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”* – khuôn khổ cao nhất trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Những chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (2022) và Chủ tịch Tập Cận Bình (2023) khẳng định cam kết duy trì ưu tiên chiến lược dành cho nhau.
6 trụ cột hợp tác trong tầm cao mới
Hai nước đặt mục tiêu xây dựng *”Cộng đồng chia sẻ tương lai”* với 6 định hướng then chốt:
1. Tin cậy chính trị cao hơn
2. Hợp tác quốc phòng – an ninh thực chất hơn
3. Kinh tế – thương mại sâu rộng hơn
4. Gắn kết xã hội vững chắc hơn
5. Phối hợp đa phương chặt chẽ hơn
6. Kiểm soát và giải quyết bất đồng hiệu quả hơn
Thúc đẩy hợp tác đa lĩnh vực
– Kinh tế: Mở rộng xuất khẩu nông thủy sản, thúc đẩy đầu tư vào kinh tế số, năng lượng sạch.
– Hạ tầng: Kết nối sáng kiến *”Vành đai và Con đường”* với *”Hai hành lang, một vành đai”*.
– Văn hóa: Năm 2025 sẽ là *”Năm Giao lưu Nhân văn Việt – Trung”*, kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao.
Cam kết giải quyết bất đồng trên biển
Hai bên nhấn mạnh giải quyết hòa bình các vấn đề trên cơ sở luật pháp quốc tế, duy trì ổn định ở Biển Đông.
Lãnh đạo hai nước khẳng định tầm nhìn chung
Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Tập Cận Bình nhất trí coi quan hệ Việt – Trung là *”lựa chọn chiến lược”*, ủng hộ lẫn nhau trong phát triển đất nước và đóng góp cho hòa bình khu vực.
#HợpTácKinhTế #GiaoLưuVănHóa #BiểnĐông #PhátTriểnBềnVững
Với di sản 75 năm và tầm nhìn mới, Việt Nam – Trung Quốc đang viết tiếp chương mới cho mối quan hệ *”vừa là đồng chí, vừa là đối tác”*, hướng tới tương lai chia sẻ lợi ích và trách nhiệm.
Qua 75 năm phát triển, tình hữu nghị Việt-Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các thế hệ lãnh đạo hai nước dày công vun đắp đã trở thành tài sản chung quý báu của hai dân tộc.
Hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước đã dành cho nhau sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và quý báu, góp phần vào thành công của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước.
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc ngày càng phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Lãnh đạo cấp cao hai bên đã đạt nhiều nhận thức chung quan trọng, góp phần củng cố và tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực, là định hướng chiến lược nền tảng, lâu dài cho sự phát triển lành mạnh, ổn định của quan hệ Việt-Trung.
Hai bên đã xác định phát triển quan hệ hai nước theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” (năm 1999) và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” (năm 2005).
Năm 2008, hai bên nhất trí thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện – khung hợp tác cao nhất, nội hàm sâu rộng nhất trong quan hệ của Việt Nam với các nước trên thế giới.
Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ ngày 30/10 đến 1/11/2022 là hoạt động đối ngoại chính thức trực tiếp đầu tiên giữa lãnh đạo cao nhất của hai Đảng, hai nước sau đại dịch Covid-19 bùng phát. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo cao nhất nước ngoài đầu tiên mà Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp ngay sau Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tháng 12/2023, đúng vào dịp kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiến hành chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Qua chuyến thăm này, Việt Nam khẳng định luôn coi quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa.
Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ và tin tưởng chắc chắn rằng, nhân dân Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là hạt nhân, dưới sự định hướng của tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới, sẽ thực hiện thắng lợi đường lối của Đại hội XX, xây dựng Trung Quốc thành cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp.
Trung Quốc nhấn mạnh kiên trì chính sách hữu nghị với Việt Nam, coi Việt Nam là hướng ưu tiên trong ngoại giao láng giềng. Trung Quốc cũng khẳng định ủng hộ Việt Nam phát triển phồn vinh, nhân dân hạnh phúc, xây dựng nền kinh tế lớn mạnh, độc lập, tự chủ, thúc đẩy đồng bộ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế toàn diện, phát triển quan hệ đối ngoại rộng mở, hữu nghị, phát huy vai trò ngày càng quan trọng hơn cho hòa bình, ổn định, phát triển và phồn vinh ở khu vực và thế giới.
Trên cơ sở truyền thống quan hệ và những nhận thức chung đã đạt được, hai Đảng, hai nước đã ra Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.
Những nội hàm của quan hệ ở tầm cao mới là 6 phương hướng phấn đấu để tăng cường quan hệ, tức là “6 hơn”: tin cậy chính trị cao hơn; hợp tác quốc phòng-an ninh thực chất hơn; hợp tác thực chất sâu sắc hơn; nền tảng xã hội vững chắc hơn; phối hợp đa phương chặt chẽ hơn; bất đồng được kiểm soát và giải quyết tốt hơn.
Tháng 8/2024, chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Trung Quốc thành công tốt đẹp trên mọi phương diện, góp phần đưa quan hệ hai nước đạt nhiều thành quả thực chất hơn nữa. Hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.
Lãnh đạo cao nhất của hai Đảng, hai nước đều khẳng định sự coi trọng quan hệ song phương; đều coi việc ưu tiên phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước là lựa chọn chiến lược; đều khẳng định ủng hộ lẫn nhau thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển đất nước.
Hai bên nhất trí tiếp tục triển khai hiệu quả nhận thức chung cấp cao đã đạt được giữa lãnh đạo hai Đảng, hai nước trong các chuyến thăm trước đó. Hai bên cũng đã trao đổi về định hướng hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực chiến lược như ngoại giao, quốc phòng, an ninh; mở rộng hợp tác kết nối giữa sáng kiến “Vành đai và con đường” với khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai”.
Hai bên nhất trí tạo thuận lợi về thương mại, mở rộng xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc; khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp có thực lực, uy tín và công nghệ tiên tiến sang đầu tư tại nước kia và mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo…
Hai bên nhất trí lấy năm 2025 là “Năm giao lưu nhân văn Việt-Trung” và cùng tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai bên đã đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn, nhấn mạnh cần kiểm soát tốt hơn và tích cực giải quyết bất đồng trên biển trên cơ sở tuân thủ nhận thức chung cấp cao và luật pháp quốc tế
Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt
Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.