Việt Nam – Ngọn Cờ Cách Mạng Và Niềm Tin Bất Diệt Của Nhân Loại

Việt Nam – Ngọn Cờ Cách Mạng Và Niềm Tin Bất Diệt Của Nhân Loại

#ViệtNam #ChiếnThắng30/4 #HồChíMinh #ĐoànKếtToànDân #DiSảnCáchMạng

Xe tăng Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập – Khoảnh khắc lịch sử vang dội thế giới

*Ảnh: Trần Mai Hưởng/TTXVN*

Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, bà Patricia Abarzúa – Chủ tịch Hội hữu nghị Chile – Việt Nam – đã xúc động chia sẻ về không khí sục sôi của ngày 30/4/1975, khi tin chiến thắng của Việt Nam lan tỏa khắp toàn cầu, trở thành niềm hy vọng cho các dân tộc đấu tranh vì tự do.

### “Việt Nam thắng lợi – Chile reo hò trong ngục tù độc tài”

Giữa bầu không khí ngột ngạt dưới chế độ quân sự hà khắc, người dân Chile vẫn bí mật truyền tai nhau tin tức về chiến thắng thần kỳ của Việt Nam. Bà Abarzúa nhớ lại:
> *”Chúng tôi phải nghe lén Đài phát thanh Moskva, nơi duy nhất dám đưa tin. Khi nghe ‘Giải phóng Sài Gòn’, mọi người khóc, ôm nhau và thì thầm khẩu hiệu ‘Hồ Chí Minh – Đoàn kết chiến thắng!'”*

Không chỉ ở Chile, tiếng reo *”Việt Nam – Chiến thắng!”* vang lên từ các phong trào sinh viên Mexico đến các tổ chức công nhân Argentina, biến Việt Nam thành biểu tượng toàn cầu cho khát vọng độc lập.

### Bài học từ Hồ Chí Minh: “Đoàn kết – Tự lực – Kiên cường”

Bà Abarzúa nhấn mạnh:
> *”Việt Nam không chỉ đánh bại đế quốc, mà còn dạy thế giới bài học: Một dân tộc dám hy sinh vì chính nghĩa sẽ làm nên điều không tưởng.”*

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở thành nguồn cảm hứng cho các phong trào Mỹ Latinh. Tại Chile, hàng nghìn sinh viên tuần hành 200km từ Valparaíso đến thủ đô Santiago, hô vang: *”Việt Nam – Chile cùng chiến đấu!”*

### Từ bom đạn đến cường quốc kinh tế: Kỳ tích Đổi Mới

Sau 1975, Việt Nam đối mặt với muôn vàn khó khăn: hậu quả chất độc da cam, cơ sở hạ tầng đổ nát. Nhưng nhờ Đổi Mới 1986, đất nước đã:
– Vươn lên top đầu ASEAN về tăng trưởng (GDP tăng 7-8%/năm).
– Thu hút 194 quốc gia thiết lập ngoại giao, ký 17 FTA (gồm Hiệp định Chile-Việt Nam 2011).
– Đưa 40 triệu người thoát nghèo – thành tựu được World Bank công nhận.

Bà Abarzúa khẳng định: *”Việt Nam là minh chứng: Hòa bình không phải là đầu hàng, mà là xây dựng từ đống tro tàn.”*

### Chile – Việt Nam: Mối thân tình vượt không gian

Mối quan hệ hai nước được vun đắp từ những năm 1960, khi Tổng thống Salvador Allende thành lập Viện Văn hóa Chile-Việt Nam. Nghệ sĩ Víctor Jara đã viết ca khúc *”El derecho de vivir en paz”* (Quyền được sống trong hòa bình) dành tặng Bác Hồ – nay trở thành “quốc ca tình hữu nghị” được hát bằng cả tiếng Tây Ban Nha lẫn tiếng Việt.

### 2025: Việt Nam bứt phá – Tiếp tục tỏa sáng

Với mục tiêu trở thành nước phát triển vào 2045, Việt Nam đang:
– Đẩy mạnh ngoại giao đa phương, dẫn đầu các sáng kiến tại ASEAN.
– Mở rộng thị trường với các FTA thế hệ mới (EU-Việt Nam, CPTPP).
– Phát triển công nghệ xanh, thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo.

Bà Abarzúa tin tưởng: *”Việt Nam sẽ mãi là ngọn hải đăng cho những ai tin vào công lý và hòa bình.”*

Hashtag lan tỏa:
#ViệtNamHùngCường #DiSảnHồChíMinh #ChileViệtNam #ĐổiMớiKỳTích #30/4BấtDiệt

*Diệu Hương (TTXVN)*

Xe tăng Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, trưa 30/4/1975. Ảnh: Trần Mai Hưởng/TTXVN

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, bà Patricia Abarzúa hồi tưởng lại không khí ngày chiến thắng 30/4 cách đây 50 năm với sự xúc động sâu sắc. Bà Patricia Abarzúa kể lại: “Khi đó ở Chile, chúng tôi vẫn sống dưới sự đàn áp của chế độ độc tài quân sự và các phương tiện truyền thông chính thống đưa rất ít về tình hình chiến sự ở Việt Nam. Tuy vậy, thông tin về chiến thắng 30/4 nhanh chóng được lan truyền từ người này sang người khác. Niềm vui vỡ òa được chúng tôi ăn mừng trong nhà và cố gắng nghe thêm thông tin qua Đài phát thanh Moskva, phương tiện truyền thông nước ngoài duy nhất có thể nghe được, nhưng cũng rất khó khăn”. Tin vui chiến thắng cũng nhanh chóng lan đến một số nơi, khi nhận được tin này, tiếng reo mừng đã vang lên như “Hồ – Hồ – Hồ Chí Minh… chúng ta sẽ chiến đấu đến cùng” hay như “Dân tộc đoàn kết sẽ không bao giờ bị đánh bại”.

Bà Patricia Abarzúa nhấn mạnh dân tộc Việt Nam không chỉ giành được độc lập và thống nhất đất nước mà còn chứng minh cho thế giới thấy tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết toàn dân và niềm tin vào các nguyên tắc của mình để tiến hành một cuộc đấu tranh chính nghĩa, cho phép họ giành được tự do, độc lập và chủ quyền.

Bà Patricia Abarzúa cho rằng các nhà lãnh đạo thời đó vô cùng ngưỡng mộ khả năng lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trở thành nguồn cảm hứng và tấm gương cho các phong trào giải phóng ở Mỹ Latinh và cho nhân dân thế giới, những người đấu tranh vì hòa bình của Việt Nam.

Theo Chủ tịch Hội hữu nghị Chile – Việt Nam, hình ảnh về một vùng đất bị bom đạn tàn phá, ký ức về hàng nghìn chiến sĩ đã hy sinh, nạn nhân chiến tranh và nạn nhân chất độc da cam, cùng nhiều hiện thực khác, là sự khởi đầu đầy thách thức mà dân tộc Việt Nam phải đương đầu sau chiến tranh. Quá trình Đổi mới sau đó tại Việt Nam là bước ngoặt lớn trên con đường tái thiết đất nước đầy khó khăn sau chiến tranh. Với chính sách Đổi mới từ năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể, cuộc sống của người dân được cải thiện, tiến bộ trong hệ thống giáo dục, du lịch phát triển. Việt Nam mở cửa kinh tế với thế giới và người dân rất phấn khởi với quá trình này.

Những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được thật đáng ngưỡng mộ. Việc gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tái lập quan hệ ngoại giao với Mỹ vào năm 1995 và gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 1998 mở đường cho Việt Nam phát triển quan hệ thương mại với các quốc gia trên thế giới, thực hành ngoại giao dựa trên đối thoại và giải quyết hòa bình các tranh chấp, tìm kiếm những cách tốt nhất để đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Ngày nay, Việt Nam duy trì quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia, ký khoảng 170 hiệp định hợp tác trên nhiều lĩnh vực và tham gia 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó hiệp định với Chile được ký vào năm 2011.

Năm 2025 này được Việt Nam xác định là “năm tăng tốc và bứt phá”, sẽ tiếp tục mở đường cho những nỗ lực ngoại giao của Việt Nam, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, đóng góp hiệu quả vào sự ổn định, phát triển và tăng trưởng kinh tế, đưa Việt Nam sớm đạt được vị thế nước phát triển, hội nhập khu vực và toàn cầu.

Bà Patricia Abarzúa cũng nhắc lại phong trào phản chiến và ủng hộ của nhân dân Chile trong những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, khơi dậy những hành động đoàn kết lớn ở Mỹ Latinh và trên toàn thế giới. Tại Chile, công nhân và sinh viên đã hưởng ứng hành động đoàn kết trên khắp đất nước để đòi hòa bình cho Việt Nam. Nổi tiếng nhất trong lịch sử Chile đó là cuộc tuần hành của hàng nghìn sinh viên Chile đi bộ hơn 200 km từ cảng Valparáiso đến Santiago để phản đối cuộc chiến tại Việt Nam. Cuộc tuần hành này đã được sử sách Chile ghi lại.

Theo bà Patricia Abarzúa, dân tộc Chile ủng hộ Việt Nam bằng rất nhiều hình thức kể cả trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật như sân khấu, âm nhạc, thơ ca, hội họa. Các họa sĩ đã biến những bức tường thành không gian thiết yếu để truyền bá các hoạt động đoàn kết với Việt Nam. Ca sĩ – nhạc sĩ Víctor Jara đã đạo diễn vở nhạc kịch mang tên “Viet Rock” do nhà biên kịch và diễn viên người Mỹ Megan Terry sáng tác. Víctor Jara cũng sáng tác bài hát “Quyền được sống trong hòa bình” dành tặng cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Ngày nay, bài hát này được hát bằng tiếng Tây Ban Nha ở Chile và tiếng Việt ở Việt Nam, đây là cây cầu văn hóa cho thấy lịch sử lâu dài của tình anh em giữa hai dân tộc.

Đề cập tới quan hệ song phương, bà Patricia Abarzúa nhắc lại vào những năm 60 của thế kỷ trước, qua những người bạn Việt Nam đầu tiên đến Chile để tham dự Hội nghị Liên đoàn Công nhân Thống nhất (CUT), người dân Chile bắt đầu có mối liên hệ và thông tin trực tiếp về những gì đang xảy ra ở Việt Nam. Nhà báo Fernando Murillo Vianã là người duy trì mối quan hệ ban đầu và cùng với cựu Tổng thống Salvador Allende và chính trị gia Clodomiro Almeyda, đã định hình việc thành lập một nhóm hữu nghị với Việt Nam, sau này được biết đến với tên gọi Viện Văn hóa và Hữu nghị Chile – Việt Nam. Hiện nay, tổ chức này vẫn đang tích cực đóng góp vào các hoạt động đoàn kết với Việt Nam.

Bà Patricia Abarzúa bày tỏ: “Ngày nay, với tên gọi Hội hữu nghị Chile – Việt Nam, chúng tôi vẫn tiếp tục tập hợp những người bạn cũ từng tham gia vào phong trào phản chiến, đoàn kết với Việt Nam. Chúng tôi cũng tạo ra các mối quan hệ và hoạt động mới để tuyên truyền về những tiến bộ và phát triển của Việt Nam ngày nay tại Chile, cũng như tuyên truyền về sự phát triển và tiến bộ của Chile tới nhân dân Việt Nam”.

Diệu Hương (TTXVN)


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc