Việt Nam đặt mục tiêu vươn lên top 50 quốc gia dẫn đầu về năng lực cạnh tranh khoa học công nghệ 🌟 #ĐưaViệtNamLênTop50 #KhoaHọcCôngNghệĐộtPhá
Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57 nhấn mạnh vai trò then chốt của đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Cùng khám phá chiến lược đột phá giúp Việt Nam tiến vào nhóm quốc gia hàng đầu thế giới về khoa học công nghệ! 🚀

Không để chính sách trở thành rào cản cho đổi mới sáng tạo
 
Tại Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 10/5 diễn ra tại tỉnh Bắc Ninh, Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho rằng, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là xu hướng toàn cầu, mà còn là yêu cầu sống còn để ngành nông nghiệp và môi trường vượt qua những thách thức ngày càng lớn như biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên và yêu cầu phát triển xanh.

Do vậy, để đạt mục tiêu phát triển bền vững và hiện đại hóa ngành, cần đặt khoa học công nghệ ở vị trí trung tâm của quá trình chuyển đổi.

Bày tỏ lo ngại khi nhiều đề tài nghiên cứu hiện nay vẫn xa rời thực tiễn, thiếu khả năng ứng dụng và khó thương mại hóa, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế đặt hàng còn cứng nhắc, chưa xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp hay người sản xuất.

bộ tưởng NNvaf MT.jpg
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy 

Ông đề xuất từ năm 2026, các nhiệm vụ khoa học công nghệ cần được đặt hàng dựa trên thực tiễn, nhu cầu doanh nghiệp và cơ quan chuyên môn, thay vì chỉ do viện nghiên cứu tự đề xuất.

“Không để chính sách trở thành rào cản cho đổi mới sáng tạo. Cần tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, mở rộng cơ chế thử nghiệm công nghệ, tạo điều kiện để các sáng kiến có thể bước ra khỏi phòng thí nghiệm và đi vào cuộc sống”, ông Duy nói.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường cũng nhấn mạnh, chuyển đổi số cần được triển khai toàn diện, từ quy trình quản lý, xây dựng văn bản đến hoạt động sản xuất. Đây không chỉ là công cụ mà còn là phương thức vận hành mới, giúp ngành nông nghiệp và môi trường tăng năng suất, minh bạch và nâng cao hiệu quả quản trị.
 
Đẩy mạnh đặt hàng nghiên cứu
 
Tiến sỹ Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam khẳng định, Nghị quyết 57 là bước đột phá chiến lược, khẳng định vai trò dẫn dắt của Nhà nước và sức mạnh chủ lực của đội ngũ trí thức. Đặc biệt, việc từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm” sẽ mở ra cơ hội lớn cho các mô hình đổi mới sáng tạo.

Ông Dũng nhấn mạnh tiềm năng đưa Việt Nam vào top 50 quốc gia dẫn đầu về năng lực cạnh tranh khoa học công nghệ là hoàn toàn khả thi nếu biết tận dụng tốt cơ hội. Đồng thời, đánh giá cao vai trò then chốt của nông nghiệp và môi trường trong phát triển bền vững, nhất là khi Việt Nam đã trở thành một trong 15 quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.

Bộ tưởng Nông nghiệp và Môi trường 2.jpg
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cùng lãnh đạo  tỉnh Bắc Ninh tham quan các gian hàng khoa học công nghệ tại Hội nghị

Về môi trường, ông Dũng khẳng định Việt Nam cần kiên định phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn. Với lực lượng gần 4 triệu hội viên, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã trở thành nơi hội tụ trí tuệ, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ phong trào nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn.

Ông kiến nghị các bộ, ngành đẩy mạnh đặt hàng nghiên cứu từ thực tiễn và chú trọng truyền thông khoa học đến cộng đồng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.
 
Nhân lực chất lượng cao là then chốt cho chuyển đổi số

Ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Chuyển đổi số Quốc gia nhấn mạnh, yếu tố con người, đặc biệt là nhân tài là trụ cột then chốt để thực hiện thành công chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và phát triển khoa học công nghệ. Theo ông, Nghị quyết 57 đã xác định đây là động lực cốt lõi thúc đẩy lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất.

Ngay sau khi ban hành Nghị quyết 57, Chính phủ đã khẩn trương cụ thể hóa bằng Nghị quyết 03 và Nghị quyết 71, trong đó đề ra 7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, từ thay đổi tư duy lãnh đạo đến phát triển hạ tầng khoa học công nghệ. Các mục tiêu đặt ra mang tính đột phá, như đến năm 2030, Việt Nam vào Top 50 Chính phủ số, dẫn đầu ASEAN về AI, kinh tế số chiếm 30% GDP; đến 2045, con số này tăng lên 50%, hướng tới quốc gia phát triển, thu nhập cao.

Cục tưởng chuyển đổi số .jpg
Ông Nguyễn Phú Tiến

Ông Tiến cho rằng, không thể đạt được các mục tiêu này nếu thiếu nhân lực chất lượng cao. Do đó, vai trò người đứng đầu phải được xác lập rõ ràng, có trách nhiệm và khả năng sử dụng công nghệ.

Bộ Khoa học và Công nghệ  cũng đang xây dựng văn bản quy định trách nhiệm lãnh đạo trong chuyển đổi số nhằm thúc đẩy tinh thần đổi mới trong hệ thống công quyền.

Ông cũng khẳng định, hạ tầng số và AI chỉ phát triển khi có nền tảng tri thức rộng và cơ chế chính sách đủ linh hoạt để khuyến khích sáng tạo, chấp nhận rủi ro.



Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc