Vì sao Pakistan không dám sử dụng F-16 trong không chiến với Ấn Độ? Bí mật từ thỏa thuận "khắc nghiệt" với Mỹ

Pakistan #F16 #KhôngChiến #ẤnĐộ #QuânSự #ThỏaThuậnMỹ

Theo Business Standard, trong cuộc không chiến rạng sáng ngày 7/5 giữa Pakistan và Ấn Độ, Islamabad đã triển khai tiêm kích J-10C để đối đầu với các máy bay Mirage 2000 và Rafale bên kia chiến tuyến.

Dù vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc Pakistan tuyên bố bắn hạ 5 tiêm kích của Ấn Độ, nhưng điều khiến nhiều người ngạc nhiên là sự vắng mặt của tiêm kích F-16 trong các cuộc giao tranh. Pakistan đang vận hành 75 chiếc F-16 trong biên chế, và loại máy bay này luôn được coi là xương sống trong các hoạt động tác chiến trên không của Islamabad.

Các chuyên gia quân sự giải thích, nguyên nhân chính dẫn tới sự vắng mặt của F-16 là do những điều khoản khắt khe trong thỏa thuận giữa Mỹ và Pakistan về việc sử dụng loại máy bay này.

160824 F QJ658 404.jpg
Tiêm kích F-16 của không quân Pakistan. Ảnh: USAF

Không quân Pakistan tiếp nhận những chiếc F-16 đầu tiên từ Mỹ vào tháng 1/1983, đi kèm với những ràng buộc về căn cứ đóng quân và mục đích sử dụng. Washington chỉ cho phép Islamabad triển khai F-16 cho nhiệm vụ chống khủng bố và trấn áp bạo loạn trong nước, nghiêm cấm sử dụng để tấn công một quốc gia khác.

Vào năm 2019, Pakistan từng bị cáo buộc sử dụng F-16 để bắn hạ một tiêm kích MiG-21 của Ấn Độ. Vụ việc này đã khiến Bộ Ngoại giao Mỹ gửi thư cảnh báo chính thức tới Islamabad, đồng thời gia tăng các biện pháp giám sát để ngăn ngừa khả năng tái diễn.

Về cơ bản, toàn bộ hoạt động của phi đội F-16 Pakistan, từ bảo dưỡng đến triển khai, đều phải thông qua Mỹ. Việc bảo dưỡng được tiến hành tại Thổ Nhĩ Kỳ để bảo vệ bí mật công nghệ, trong khi các tên lửa AIM-120 AMRAAM được quản lý chặt chẽ ở một căn cứ duy nhất.

Những điều kiện ngặt nghèo này đã khiến Pakistan dần chuyển hướng sang các loại tiêm kích mới, ví dụ như J-10C của Trung Quốc. Tiêm kích của Bắc Kinh được cho là có tốc độ, tầm bay vượt trội hơn F-16. Đặc biệt là chúng được trang bị tên lửa không đối không tầm xa PL-15E, có thể đánh trúng mục tiêu từ khoảng cách 145km.

Theo Bộ Ngoại giao Pakistan, các tiêm kích J-10C do Trung Quốc sản xuất đã bắn hạ 3 máy bay Rafale của Pháp trong cuộc không chiến rạng sáng 7/5. Islamabad hiện có khoảng 30 máy bay J-10C trong biên chế.

Pakistan tiết lộ vũ khí bắn hạ 5 tiêm kích Ấn Độ, phá hủy thêm 25 UAV đối phương

Ngoại trưởng Pakistan cho biết, quân đội nước này đã sử dụng các máy bay do Trung Quốc sản xuất để bắn hạ 5 chiến đấu cơ của Ấn Độ.

Ấn Độ hay Pakistan mạnh hơn về không quân?

Dù Ấn Độ và Pakistan còn thiếu năng lực và khí tài tiên tiến để được coi là lực lượng không quân hàng đầu thế giới, nhưng mỗi nước đều có hàng nghìn máy bay hiện đại và các phi công giàu kinh nghiệm.

Pakistan hé lộ về cuộc không chiến bắn hạ 5 máy bay của Ấn Độ

Các máy bay của Không quân Pakistan đã đánh chặn thành công 5 tiêm kích của Ấn Độ trong cuộc đụng độ vào rạng sáng ngày 7/5.



Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc