"Ưu đãi đúng mới ‘nuôi’ được doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo" – ĐB Nguyễn Như So đề xuất tăng thời hạn miễn thuế

Ưu_đãi_đúng_mức #Khởi_nghiệp_sáng_tạo #Chính_sách_thuế #Phát_triển_doanh_nghiệp

Theo ĐB Nguyễn Như So (Bắc Ninh), chính sách thuế cần được thiết kế theo hướng thực sự đồng hành với doanh nghiệp trong suốt giai đoạn hình thành và tích lũy nội lực ban đầu, thay vì dừng lại ở hỗ trợ ngắn hạn.

ĐB Nguyễn Như So (Bắc Ninh) thảo luận
ĐB Nguyễn Như So (Bắc Ninh) thảo luận

Chiều 15-5, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân tại tổ đại biểu Quốc hội, ĐB Nguyễn Như So (Bắc Ninh) bày tỏ đồng tình với nội dung của dự thảo.

“Dự thảo cho thấy tư duy đổi mới trong hoạch định chính sách, với cách tiếp cận toàn diện, đồng bộ trên nhiều phương diện cốt lõi như đất đai, thuế, tín dụng, khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực và cải cách thủ tục hành chính. Đây là bước đi rất đáng ghi nhận, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Nhà nước trong việc tạo lập môi trường thuận lợi, bình đẳng và minh bạch cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững, lâu dài”, ĐB So nói.

Tuy nhiên, theo ĐB, để nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả tốt nhất, cần nâng thời hạn miễn thuế thu nhập doanh nghiệp lên 5 năm, sau đó tiếp tục giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm kế tiếp (tại khoản 1, điều 10), để tạo “không gian tài chính” đủ dài cho nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Bởi lẽ, việc chỉ miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm và giảm 50% thuế trong 4 năm tiếp theo như dự thảo nghị quyết là quá ngắn so với chu kỳ phát triển thực tế của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; chưa tạo động lực đủ mạnh để khuyến khích doanh nghiệp tích luỹ nội lực, đầu tư cho nghiên cứu phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo ĐB, đặc thù của nhóm doanh nghiệp này là phải đầu tư rất lớn và kéo dài cho hàng loạt hoạt động như nghiên cứu, phát triển sản phẩm, thử nghiệm mô hình kinh doanh, xây dựng công nghệ lõi, tuyển dụng và giữ chân đội ngũ nhân sự chất lượng cao, đồng thời phải liên tục điều chỉnh để thích nghi với biến động của thị trường. Trong suốt quá trình đó, họ phải chấp nhận nguy cơ thua lỗ cao và kéo dài, thậm chí có thể không có lãi trong 5 – 7 năm đầu.

Vì vậy, chính sách thuế cần được thiết kế theo hướng thực sự đồng hành với doanh nghiệp trong suốt giai đoạn hình thành và tích lũy nội lực ban đầu, thay vì dừng lại ở hỗ trợ ngắn hạn. Là một doanh nhân, ĐB So cho rằng cần nâng thời hạn miễn thuế thu nhập cá nhân lên 5 năm đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các chuyên gia, nhà khoa học nhận được từ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, vì đây là lực lượng nòng cốt, trực tiếp tạo ra giá trị công nghệ, đổi mới sáng tạo và đưa sản phẩm ra thị trường.

hà sĩ đồng.jpg
ĐB Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị)

Đồng quan điểm, ĐB Lê Quân (Hà Nội) nhận định, khi được ban hành, nghị quyết sẽ đáp ứng đúng mong mỏi của các doanh nghiệp tư nhân hiện nay, đặc biệt là về khả năng tiếp cận nguồn lực. ĐB Quân cũng lưu ý, trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, không nhất thiết phải là các doanh nghiệp quy mô lớn mới có dự án tốt, năng lực tốt, có giải pháp sáng tạo có thể tiết kiệm được chi phí; do đó dự thảo cần mở rộng đối tượng được áp dụng các hình thức chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế, được Nhà nước đặt hàng.

Hướng nhiều hơn đến các doanh nghiệp nông nghiệp, ĐB Nguyễn Thị Lan (Hà Nội) đề nghị dự thảo cụ thể hóa hơn nữa, làm rõ mức hỗ trợ và nguồn tài chính; có chính sách ưu đãi đặc biệt hơn cho doanh nghiệp đầu tư vào vùng sâu vùng xa, vùng miền núi có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Không chỉ ưu đãi bằng tiền, doanh nghiệp còn rất mong mỏi Nhà nước có những hình thức hỗ trợ khác nữa, như miễn thuế đất dài hạn, tạo điều kiện phát triển những ngành phụ trợ cho nông nghiệp, nhất là cung cấp giống cây trồng vật nuôi.

Cơ quan nhà nước không được yêu cầu doanh nghiệp xuất trình các loại giấy tờ do chính cơ quan nhà nước đó đã cấp, các loại giấy tờ đã được công bố hoặc đã được cập nhật trên các cơ sở dữ liệu quốc gia mà cơ quan đó có quyền truy cập.

ĐB Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị)

Trong khi đó, ĐB Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) nhấn mạnh yêu cầu giảm thiểu phiền hà cho doanh nghiệp trong quá trình thanh tra, kiểm tra. ĐB Đồng nói: “Cơ quan nhà nước không được yêu cầu doanh nghiệp xuất trình các loại giấy tờ do chính cơ quan nhà nước đó đã cấp, các loại giấy tờ đã được công bố hoặc đã được cập nhật trên các cơ sở dữ liệu quốc gia mà cơ quan đó có quyền truy cập. Điều này sẽ giúp thúc đẩy cơ quan nhà nước buộc phải sử dụng các cơ sở dữ liệu điện tử. Chứ tình trạng hiện nay là có nhiều thứ đã điện tử hóa rồi mà cơ quan nhà nước vẫn cứ “đòi” bản giấy”.

Đề xuất đáng lưu ý khác từ Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng là trong quá trình thanh tra, kiểm tra, cấp phép, ngoài việc viện dẫn quy định của pháp luật, doanh nghiệp có quyền viện dẫn các trường hợp tương tự đã có kết luận trước đó của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu cơ quan nhà nước quyết định khác so với vụ việc trước đó thì phải giải thích rõ lý do. Điều này để tránh tuỳ tiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra, cấp phép.

ANH PHƯƠNG


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc