“Từ bộ máy tổ chức đến quyền giám sát: Những điểm nhấn quan trọng trong sửa đổi Hiến pháp 2013” #BướcChuyểnCầnThiết #CảiCáchHànhChính #QuyềnGiámSát #TáiCơCấuBộMáy

Theo Luật sư Trương Thị Hòa, Phó Chủ tịch Trung tâm trọng tài thương mại TP.HCM, việc ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là một yêu cầu cấp thiết, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn về đổi mới tổ chức bộ máy và hoàn thiện thể chế trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh công cuộc xây dựng, phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng. Đồng thời nhằm thể chế hóa kịp thời và đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị; đáp ứng tinh thần Nghị quyết 59 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

Ngoài ra, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 tại các điều khoản có nội dung liên quan đến chủ trương của Đảng tại Nghị quyết 60 ngày 12/4/2025 và Kết luận số 150 ngày 14/4/2025 là thủ tục bắt buộc cần thiết để tạo cơ sở hiến định cho quá trình sắp xếp tổng thể, toàn diện hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn quản trị hiện đại và hội nhập quốc tế.

Góp ý về nội dung sửa đổi, bổ sung quy định về Công đoàn Việt Nam tại Điều 10 của Hiến pháp năm 2013, Luật sư Trương Thị Hòa cho rằng: việc khẳng định Công đoàn Việt Nam là tổ chức đại diện người lao động ở cấp quốc gia là phù hợp, đặc biệt trong bối cảnh tồn tại các tổ chức “đội lốt” công đoàn quốc tế. Tuy nhiên, đề nghị bổ sung “nghiệp đoàn” sau chữ “công đoàn” vì trên thế giới ngoài tổ chức công đoàn còn có rất nhiều tổ chức nghiệp đoàn. Ngoài ra việc mở rộng thẩm quyền cho công đoàn tham gia quản lý nhà nước sẽ phát sinh những phức tạp khi có nhiều tổ chức đại diện cho người lao động không phải là tổ chức công đoàn.

“Thuật ngữ “nghiệp đoàn” được nhiều nước sử dụng. Nếu không bổ sung “nghiệp đoàn” sau chữ “công đoàn” thì thực tế sẽ phát sinh vướng mắc trong quan hệ quốc tế về lao động, người lao động, tổ chức của người lao động. Về quy định Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội có chức năng tham gia quản lý Nhà nước, chúng tôi kiến nghị bỏ cụm từ “tham gia quản lý nhà nước” vì sau này sẽ có sự phức tạp khi có nhiều tổ chức đại diện cho người lao động trong các doanh nghiệp” – bà Hòa nói.

Góp ý về quyền trình dự án luật, dự án pháp lệnh của các tổ chức chính trị – xã hội (Điều 84 của Hiến pháp năm 2013), bà Ung Thị Xuân Hương, Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM đề nghị giữ lại quyền trình dự án luật, pháp lệnh của 5 tổ chức chính trị – xã hội vì đây cũng là một bộ phận của hệ thống chính trị. Nếu bỏ thẩm quyền trình dự án luật, pháp lệnh của các tổ chức chính trị – xã hội thì cần bổ sung quy định để xử lý vấn đề nếu các tổ chức chính trị – xã hội muốn trình dự án luật, pháp lệnh đến Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ngoài ra, trong dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã khẳng định việc tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; trong khi đó, dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 lại không nêu rõ vấn đề này, đề nghị nghiên cứu, chỉnh lý quy định tại Điều 111 để khẳng định rõ mô hình tổ chức chính quyền địa phương gồm 2 cấp là cấp tỉnh và cấp cơ sở, bảo đảm rõ ràng, minh bạch, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Bà Ung Thị Xuân Hương cũng đề nghị giữ quy định đại biểu HĐND có quyền chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tại Khoản 2 Điều 115 của Hiến pháp hiện hành vì đây là một cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước và nội dung này hiện nay chưa phát sinh vướng mắc.

“Lý giải trong Tờ trình của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp về việc tuy không quy định về thẩm quyền chất vấn nhưng đại biểu HĐND vẫn thực hiện quyền giám sát vì đây là hai hoạt động khác nhau hoàn toàn. Lý giải rằng do Hội đồng, Tòa án và VKS khu vực không có cấp hành chính ngang cấp nên bỏ là không đúng. Nếu vậy có thể giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có quyền chất vấn, bởi vì vẫn trong phạm vi đơn vị hành chính. Tôi đề nghị vẫn giữ nguyên quyền chất vấn của HĐND và quy định thẩm quyền chất vấn đối với Chánh án, Viện trưởng VKS khu vực và Chánh án Tòa án, Viện trưởng VKS cấp tỉnh, nhằm đảm bảo kiểm soát quyền lực Nhà nước” – bà Hương kiến nghị.

Cơ bản đồng tình với các nội dung sửa đổi, bổ sung cụ thể tại Dự thảo Nghị quyết, theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM thì cần bổ sung một số điểm. Trong đó Điều 2 của Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 là nội dung cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi. Các quy định chuyển tiếp cần đảm bảo tính toàn diện, chi tiết, khả thi để hệ thống chính trị vận hành thông suốt và đời sống người dân ít bị ảnh hưởng nhất.

Cụ thể, liên quan đến việc kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện, cần có quy định cụ thể về quy trình, thời hạn bàn giao công việc, hồ sơ, tài chính, tài sản công, biên chế. Cần làm rõ cơ chế kế thừa quyền và nghĩa vụ pháp lý, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, vụ án dở dang, cũng như khẳng định hiệu lực của các văn bản do cấp huyện đã ban hành. Về nhân sự, bên cạnh việc chỉ định các chức danh lãnh đạo trong giai đoạn chuyển tiếp, cần có chính sách tổng thể, nhân văn để sắp xếp, giải quyết chế độ cho đội ngũ cán bộ, công chức dôi dư ở cấp huyện. Ngoài ra, việc cho phép chỉ định người không phải đại biểu HĐND giữ chức danh lãnh đạo HĐND cũng cần hết sức cân nhắc. 

“Đối với việc giải quyết thủ tục hành chính, cần có hướng dẫn cụ thể về việc chuyển giao, tiếp nhận các hồ sơ đang giải quyết tại cấp huyện, công khai địa điểm, cơ quan xử lý mới, tránh gây phiền hà, đùn đẩy trách nhiệm. Đặc biệt, vấn đề điều chỉnh thông tin trên giấy tờ của công dân, tổ chức khi thay đổi đơn vị hành chính cần có quy định chuyển tiếp hết sức thuận lợi. Nên khẳng định giấy tờ cũ còn giá trị sử dụng, việc điều chỉnh chỉ thực hiện khi có yêu cầu hoặc cấp đổi, cấp mới, đồng thời nghiên cứu lộ trình cấp đổi đồng loạt, miễn phí hoặc giảm phí” – Luật sư Nguyễn Văn Hậu đề xuất.

Cũng theo Luật sư Hậu, để đảm bảo việc triển khai thống nhất và kịp thời, đề nghị bổ sung vào Điều 2 của Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 một khoản giao Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các nội dung chuyển tiếp. Đồng thời, cần yêu cầu Chính phủ và các bộ, ngành khẩn trương rà soát, sửa đổi, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để phù hợp với Hiến pháp sửa đổi, có thể đặt ra thời hạn hoàn thành cụ thể.   

bui_thi_an.jpg


VOV.VN – Các ý kiến đã nhấn mạnh, làm rõ, phân tích kỹ những nội dung liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận và các tổ chức thành viên như trong các điều: 9, 10, 84 của Hiến pháp.


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc