“TP.HCM Sôi Nổi Tranh Luận Về Đặt Tên Phường: Giữ Gìn Bản Sắc Hay Đổi Mới Đột Phá?”

“TP.HCM Sôi Nổi Tranh Luận Về Đặt Tên Phường: Giữ Gìn Bản Sắc Hay Đổi Mới Đột Phá?”

#TpHCM #HĐNDTpHCM #ĐặtTênPhường #QuyHoạchĐôThị #VănHóaLịchSử #ChínhQuyềnĐịaPhương #PhátTriểnBềnVững

Sáng 18/4, Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP.HCM khóa X đã tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 22 với sự tham dự của hàng loạt lãnh đạo cấp cao như Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Được cùng đại diện các sở, ban, ngành. Tại đây, vấn đề sắp xếp đơn vị hành chính và đặt tên phường đã trở thành tâm điểm tranh luận sôi nổi.

### Kế Thừa Di Sản Văn Hóa Hay Tạo Đột Phá Mới?
Đại biểu Vương Đức Hoàng Quân bày tỏ ủng hộ việc sử dụng địa danh lịch sử để đặt tên phường mới: *”Những cái tên như ‘Bến Nghé’, ‘Chợ Lớn’ không chỉ là địa chỉ hành chính, mà còn là ký ức, tình cảm của người dân. Chúng ta cần gìn giữ bản sắc này trong quá trình đổi mới.”*

Trong khi đó, đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê nhấn mạnh: *”300 năm Nam Bộ đã hun đúc những địa danh gắn liền với khí phách hào hùng. Việc đặt tên phường phải vừa kế thừa quá khứ, vừa mở đường cho phát triển đô thị hiện đại.”*

### Công Nghệ Số & Dịch Vụ Công: Không Để Người Dân “Mắc Kẹt”
Đại biểu Võ Thị Trung Trinh đề xuất giải pháp cấp bách: *”Khi sáp nhập đơn vị hành chính, TP phải đảm bảo dịch vụ công trực tuyến liền mạch, không phụ thuộc địa giới. Cần đào tạo nhân sự và nâng cao kỹ năng số cho người dân.”*

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Quang Thắng cho rằng: *”Tên phường gắn với di sản sẽ thúc đẩy du lịch, thu hút đầu tư. Kết hợp với công nghệ số, chúng ta sẽ xây dựng thành phố thông minh mà vẫn giữ được hồn cốt.”*

### Hướng Đi Nào Cho TP.HCM?
Các ý kiến tại kỳ họp đều thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp là cần thiết để tinh gọn bộ máy. Tuy nhiên, bài toán đặt tên phường vẫn cần cân bằng giữa bảo tồn văn hóa và đáp ứng yêu cầu phát triển.

Dự kiến, UBND TP.HCM sẽ tiếp thu ý kiến đại biểu để hoàn thiện đề án trước khi trình Quốc hội phê duyệt.


*Báo cáo: Thu Hường – Ngô Bình – Thành Chung*
#TinTứcTpHCM #CảiCáchHànhChính #ĐôThịThôngMinh #DiSảnSàiGòn

Sáng 18-4, HĐND TPHCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề).

Dự kỳ họp có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM.

Chủ tọa kỳ họp có các đồng chí: Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM; Phạm Thành Kiên, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TPHCM; Huỳnh Thanh Nhân, Phó Chủ tịch HĐND TPHCM. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy; Thường trực UBND TPHCM; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM; lãnh đạo các sở, ban, ngành, TP Thủ Đức và 22 quận, huyện.

Trước khi thông qua tờ trình của UBND TPHCM về phương án thực hiện sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi tại kỳ họp.

Đại biểu Vương Đức Hoàng Quân thảo luận tại kỳ họp. Ảnh: VIỆT DŨNG

Tham gia thảo luận, đại biểu Vương Đức Hoàng Quân bày tỏ sự tán thành với chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp. Đây là bước đi cần thiết nhằm nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, phù hợp với định hướng đổi mới và yêu cầu phát triển đô thị hiện đại, bền vững. Về đặt tên các đơn vị hành chính mới, đại biểu cũng bày tỏ tán thành đề xuất sử dụng những địa danh quen thuộc, gắn bó lâu đời trong tâm thức người dân thành phố.

Đại biểu Vương Đức Hoàng Quân chia sẻ: “Tôi sinh ra và lớn lên tại đây, tôi cảm nhận rõ những tình cảm mà người dân dành cho các địa danh “thân thương”. Dù một số tên gọi không còn xuất hiện trong các văn bản hành chính chính thức, nhưng trong đời sống thường nhật, bà con vẫn nhắc đến một cách gần gũi, đầy yêu mến”. Theo đại biểu, việc đưa những địa danh mang giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc này trở lại các văn bản chính thức là cần thiết, không chỉ để giữ gìn bản sắc đô thị, mà còn đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của đông đảo người dân thành phố.

Đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê nêu ý kiến. Ảnh: VIỆT DŨNG

Về việc đặt tên đơn vị hành chính cấp phường mới, đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê phân tích, ngược lại lịch sử hơn 300 năm của vùng đất phương Nam cũng như những đánh giá, đúc kết của các nhà văn hóa học, nhà sử học, các địa danh mà các địa phương đề xuất vừa là tình cảm, vừa là ký ức của người dân.

Theo đại biểu, đó không chỉ là lịch sử, văn hóa, mà như biên niên lịch sử của TPHCM từ thời kỳ chiến tranh đến giai đoạn hiện nay, những địa danh đó còn gắn liền với khí phách hào hùng của từng vùng. Vì vậy đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê cho rằng, việc sắp xếp lại các phường, chọn tên gọi không phải là từ bỏ những gì tốt đẹp của dĩ vàng, của lịch sử mà là sự kế thừa, tiếp nối, hun đúc thêm giá trị lịch sử trong bối cảnh mới của thành phố.

Đại biểu Nguyễn Quang Thắng. Ảnh: VIỆT DŨNG

Còn theo đại biểu Nguyễn Quang Thắng, việc lấy lại tên một số địa phương gợi hình ảnh thân thuộc, gợi sự liên kết cộng đồng rất mạnh, tạo động lực để phát triển các dự án, thu hút đầu tư. Theo đại biểu, việc sắp xếp đơn vị hành chính phường, xã đảm bảo diện tích, quy mô dân số sẽ tạo thuận lợi cho quy hoạch hạ tầng, phát triển về văn hóa, xã hội cũng như có sự chia sẻ về văn hóa cộng đồng; đồng thời sẽ phát huy được sức mạnh của công nghệ số để phục vụ người dân tốt hơn.

“Trên cơ sở truyền thống văn hóa để lại, chúng ta đã tạo cầu nối rất tốt để phát triển, thêm sức mạnh công nghệ số để giải đáp những vấn đề bà con còn phân vân. Đây là hướng đi hợp lý, là một đột phá quyết liệt từ trên xuống dưới, từ tổng thể đến chi tiết, cần phải mạnh mẽ tiến hành”, đại biểu Nguyễn Quang Thắng nêu quan điểm.

Đại biểu Võ Thị Trung Trinh. Ảnh: VIỆT DŨNG

Đề cập đến công nghệ số, đại biểu Võ Thị Trung Trinh nhấn mạnh, trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp cơ sở, một yêu cầu quan trọng là bảo đảm việc cung cấp dịch vụ hành chính công không bị gián đoạn, không ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Để thực hiện được điều này, đại biểu cho rằng Thành phố cần đẩy mạnh ứng dụng dịch vụ công trực tuyến, phải cung cấp được dịch vụ hành chính công không phụ thuộc vào địa giới hành chính.

Về giải pháp, thành phố cần chỉ đạo các sở, ban, ngành sớm chuẩn bị giải pháp kỹ thuật, đồng thời tăng cường đào tạo nhân sự cho cấp xã, phường. Với thế mạnh hạ tầng số hiện có, Thành phố phải có giải pháp đào tạo kỹ năng số cho người dân, thúc đẩy phổ cập công nghệ và có chính sách hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến.

THU HƯỜNG – NGÔ BÌNH – THÀNH CHUNG


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc