Tiêu đề tin tức:

"Hậu trường đầy bất ngờ của ‘Biệt động Sài Gòn’: NSƯT Thanh Loan ở chùa 1 tuần, biên kịch ‘hy sinh’ đóng phim!"
#Hậu_trường_chưa_từng_được_tiết_lộ

Biệt_động_Sài_Gòn #Thanh_Loan #Điện_ảnh_Việt_Nam #Kỷ_niệm_đáng_nhớ

Ra mắt lần đầu vào năm 1986, bộ phim Biệt động Sài Gòn nhanh chóng trở thành một hiện tượng của điện ảnh Việt Nam và cho đến ngày nay, sau gần bốn thập kỷ, tác phẩm này vẫn là một “tượng đài” trong lòng nhiều thế hệ khán giả yêu điện ảnh nước nhà.

Bộ phim tái hiện một cách chân thực và hào hùng cuộc chiến đấu đầy mưu trí, dũng cảm của lực lượng biệt động Sài Gòn trong sự kiện Tết Mậu Thân và công cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của quân Giải phóng tại miền Nam.

Một trong những nhân vật để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả là ni cô Huyền Trang, đồng thời cũng là chiến sĩ tài ba của lực lượng Biệt động Sài Gòn, do NSƯT Thanh Loan thủ vai. Ít ai biết, cơ duyên đưa bà đến với vai diễn “để đời” này lại khá bất ngờ và đầy tính “định mệnh”.

NSƯT Thanh Loan ”ở chùa 1 tuần”, kể cảnh quay “nhớ đời”

NSƯT Thanh Loan kể, vào năm 1984, trong một chuyến công tác vào TP.HCM, bà tình cờ gặp họa sĩ thiết kế mỹ thuật Trịnh Thái của đoàn phim Biệt động Sài Gòn. Khi biết đoàn làm phim đã quay được một năm nhưng vẫn chưa tìm được diễn viên phù hợp cho vai ni cô Huyền Trang, NSƯT Thanh Loan đã chủ động xin đọc kịch bản. Bà nhanh chóng bị cuốn hút bởi câu chuyện và nhân vật, thấy kịch bản rất hay.

Quyết định tham gia phim được đưa ra sau cuộc gặp gỡ “định mệnh” với đạo diễn Long Vân. Tuy nhiên, điều mà NSƯT Thanh Loan không lường trước được chính là thời gian quay phim kéo dài ngoài sức tưởng tượng. Bộ phim mất tới 4 năm ròng rã mới có thể hoàn thành, một hành trình đầy gian nan và thử thách cho cả ê-kíp.

Một trong những nhân vật để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả là ni cô Huyền Trang.

Một trong những nhân vật để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả là ni cô Huyền Trang.

Để có thể hóa thân một cách trọn vẹn vào vai diễn phức tạp, vừa là ni cô với vẻ ngoài tĩnh lặng, vừa là chiến sĩ biệt động với nội tâm dữ dội, NSƯT Thanh Loan đã phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Bà không chỉ nghiên cứu nhân vật trên kịch bản mà còn tìm gặp nguyên mẫu có thật của mình trong lực lượng Biệt động Sài Gòn để hiểu sâu hơn về cuộc đời và con người họ.

Đặc biệt, để nhập vai ni cô một cách chân thực nhất, NSƯT Thanh Loan đã có một trải nghiệm đáng nhớ: bà ở trong chùa một tuần. Tại đây, bà học cách tụng kinh, gõ mõ, niệm Phật, và cả dáng đi khất thực của người tu hành. Bà nhấn mạnh, việc có những trải nghiệm thực tế như vậy là vô cùng quan trọng để vai diễn không chỉ là diễn xuất mà còn có chiều sâu đời sống.

Điều ít ai biết là trong các phân cảnh chiến đấu, diễn viên trong phim Biệt động Sài Gòn được sử dụng súng thật và đạn thật. NSƯT Thanh Loan tiết lộ, bản thân vốn là một người lính, từng ra thao trường bắn súng AK, súng lục. Vì vậy, những phân cảnh cầm súng chiến đấu không hề làm khó được bà, thậm chí còn giúp bà tự tin hơn khi thể hiện sự gan dạ, dũng cảm của người chiến sĩ.

Hành trình quay phim Biệt động Sài Gòn gắn liền với NSƯT Thanh Loan nhiều kỷ niệm “nhớ đời”, đặc biệt là những cảnh quay đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc. Bà nhớ mãi phân cảnh mình phải nhảy xuống một đầm đầy hoa súng để đẩy con thuyền rất to của nhân vật Tư Chung. Đó là một cảnh quay vất vả, tốn nhiều sức lực nhưng khi lên phim lại vô cùng đẹp và giàu tính biểu tượng.

“Tôi phải nhảy xuống cái đầm đầy hoa súng để đẩy thuyền của Tư Chu đang bị thương. Tôi phải đẩy con thuyền rất to, máy quay ở trên cao, thấy tôi đẩy thuyền rồi hút dần đi vào rừng dừa. Đoạn đó quay rất đẹp“, NSƯT Thanh Loan kể lại.

NSƯT Thanh Loan.

NSƯT Thanh Loan.

Cảnh quay khác đầy áp lực là cảnh Huyền Trang bị tra tấn. NSƯT Thanh Loan cho biết cảnh này chỉ có thể thực hiện đúng một lần, không được phép quay lại. Bởi ở phần cuối cảnh tra tấn, đoàn phim phải đổ nước vào người bà để Huyền Trang tỉnh lại, việc này khiến không thể diễn lại lần thứ hai sau khi đã thực hiện. Điều đó đòi hỏi diễn viên phải tập trung cao độ và thực hiện hoàn hảo ngay từ “đúp” đầu tiên.

Tuy nhiên, trong ký ức của NSƯT Thanh Loan, cảnh quay khiến bà tâm đắc và xúc động nhất lại nằm ở tập 2, mang tên Tĩnh lặng. Đó là phân cảnh khi ni cô Huyền Trang phải đến một ngôi chùa để gặp cấp trên, nhưng không biết đó là ai. Hóa ra, người cấp trên ấy lại chính là Tư Chung – người yêu cũ mà bà vẫn luôn nhớ và nặng lòng.

Bà mô tả chi tiết ngọn nến trong cảnh quay “cứ chảy xuống như người khóc”, gợi lên sự day dứt, tình cảm ẩn sâu bên trong vỏ bọc ni cô. “Cảnh đó tôi thích nhất và xúc động một cách chân thành”, bà chia sẻ.

Khi biên kịch phải… đóng phim

Trong buổi gặp gỡ đầy xúc động, NSƯT Thanh Loan tái ngộ nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã – người bạn đời của cố nhà văn Lê Phương, cũng là biên kịch của phim Biệt động Sài Gòn.

Bà Trịnh Thanh Nhã mang theo những bức ảnh cũ của ê-kíp trong quá trình làm phim, gợi lại bao kỷ niệm về một thời gian khó khăn nhưng tràn đầy tình đồng chí, đồng nghiệp và những khoảnh khắc làm nghề đáng nhớ.

Biên kịch Trịnh Thanh Nhã tiết lộ chồng bà - biên kịch Lê Phương đã phải "hy sinh thân mình" để nhận vai quần chúng trong cảnh quay dưới mưa.

Biên kịch Trịnh Thanh Nhã tiết lộ chồng bà – biên kịch Lê Phương đã phải “hy sinh thân mình” để nhận vai quần chúng trong cảnh quay dưới mưa.

Bà Nhã tiết lộ câu chuyện hậu trường mà ngay cả NSƯT Thanh Loan cũng không biết hết chi tiết. Câu chuyện liên quan đến vai quần chúng “bất đắc dĩ” của chính nhà biên kịch Lê Phương. Trong một phân cảnh ni cô Huyền Trang đi dưới mưa, đoàn phim cần một diễn viên quần chúng đi vào để bỏ tiền vào bát khất thực của bà.

Tuy nhiên, trời đang mưa – thực chất là nước được phun ra từ thùng xe cứu hỏa đã bị gỉ sét, nước có màu vàng đục trông rất “kinh”. Lúc đó, không ai trong số diễn viên quần chúng chịu đi vào cảnh mưa “bẩn” ấy.

Cuối cùng, để cảnh quay được thực hiện, chính ông biên kịch Lê Phương đã phải “hy sinh thân mình” để nhận vai diễn nhỏ nhoi này. Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã hài hước kể lại: “Đây cũng là vai diễn duy nhất của chồng tôi trong phim Biệt động Sài Gòn”, bà kể.

Lê Chi


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc