Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ mùa xuân đại thắng năm 1975, nhưng âm vang chiến thắng vẫn còn nguyên giá trị, tiếp thêm niềm tin và sức mạnh cho thế hệ hôm nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, vẫn có những con người thầm lặng như ông Điền, lưu giữ lại quá khứ bằng cả trái tim. Với ông, mỗi hiện vật là một linh hồn, là một câu chuyện mà ông chỉ làm một việc là lắng nghe, gìn giữ, và kể lại.

Không giữ lại cho riêng mình, ông Điền luôn mở cửa đón những người yêu lịch sử, thích tìm hiểu về lịch sử đến để xem, tìm hiểu. Và đã có nhiều người đến đây, mang về không chỉ kiến thức, mà là những rung cảm sâu sắc. Nhà văn trẻ Lê Quang Trạng, người đã có nhiều tác phẩm viết về chiến tranh; anh thường dành hàng giờ để chụp hình, ghi chép từng món đồ mà ông Lê Lam Điền sưu tầm.
“Tôi cảm nhận không gian này sẽ cho chúng tôi biết được sự hi sinh, mất mát, cũng như những đóng góp của ông cha chúng ta để chúng ta có được như ngày hôm nay, để ta có thể trân trọng hơn cuộc sống này, trân trọng hơn những giá trị tốt đẹp mà hòa bình, độc lập đã đem lại cho chúng ta ngày hôm nay”-anh Lê Quang Trạng chia sẻ.

Với gian phòng hơn 50m2, trưng bày hàng ngàn hiện vật qua các thời kỳ chiến tranh được ông Điền lưu giữ. Có món đồ ông tìm được từ chợ đồ cổ. Có món do bạn bè gửi tặng. Một trong hàng kỷ vật mà khiến nhiều người lặng đi khi nhìn thấy, đó là lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam; đã qua hơn nửa thế kỷ nhưng là cờ vẫn còn nguyên, mặc dù có bám bụi thời gian. Lá cờ không chỉ là biểu tượng, mà là linh hồn của một phong trào kháng chiến. Nó từng tung bay giữa rừng già, giữa đạn lửa, giữa những tháng ngày mà người dân miền Nam đứng lên vì một lý tưởng thống nhất đất nước.
Hay chiếc xe đạp Trường Sơn từng vượt hàng trăm cây số rừng núi, chở gạo, thuốc, đạn dược, và cả những người lính bị thương. Nó là minh chứng sống cho sức người, cho một thời mà con người thắng cả cơ giới, ý chí thắng cả vũ khí hiện đại.
Rồi những hiện vật bình bông làm từ vỏ đạn, một minh chứng cho khả năng biến vật liệu chiến tranh thành những biểu tượng của hòa bình và cuộc sống. Những vỏ đạn, những viên đạn không còn là công cụ của chết chóc, mà là những bình hoa tươi thắm, mang màu sắc của sự sống.
Cây lược làm từ mảnh bom từng là vũ khí hủy diệt, giờ lại trở thành vật dụng giúp con người gìn giữ vẻ đẹp, sự thanh thoát của tâm hồn. Nó là minh chứng cho một dân tộc biết biến đau thương thành nghị lực, và cái đẹp trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống.

Và khi những hiện vật ấy được nhìn qua góc nhìn hôm nay, không chỉ là vật chứng của quá khứ, mà là những bài học về tinh thần, về sự hy sinh, về cách mà một dân tộc chiến đấu cho lý tưởng của mình. Những kỷ vật này không chỉ để các hệ mai sau biết đến sự hy sinh của thế hệ cha ông vì nền độc lập tự do của Tổ quốc, mà còn lan tỏa tình yêu nước đến với mọi người.
Đại úy Lê Trần Phong Nhã, Ban CHQS TP Long Xuyên, tỉnh An Giang thường xuyên sang xem những kỷ vật tại phòng trưng bày của ông Điền, chia sẻ: “Mỗi lần sang phòng trưng bày những kỷ vật chiến tranh của ông Điền, tôi không giấu được xúc động, cứ lặng im rất lâu khi nhìn thấy những hiện vật đã bạc màu, méo mó và những bức ảnh bộ đội năm xưa…”.

Ký ức chiến tranh không chỉ tồn tại trên sách sử, mà sống động trong từng chiếc dép cao sau, ba lô cũ, lá thư nhàu… Và nhờ những con người như ông Lê Lam Điền, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang ký ức ấy không bị lãng quên, mà được đánh thức, được kể lại, được truyền đi.
Theo GS Lê Văn Lan, “nên đưa những kỷ vật chiến tranh vào các tiết học lịch sử để gây hứng thú cho các em học sinh. Bởi vì đây là một thứ giáo cụ trực quan sinh động rất cần thiết cho những tiết học như thế. Tôi tin rằng, những kỷ vật chiến tranh với những giá trị lịch sử, giá trị tinh thần vô giá của nó sẽ giúp các bạn trẻ tìm lại được tình yêu, lòng ham thích đối với những trang sử hào hùng của dân tộc và sống có trách nhiệm hơn với gia đình, xã hội”.

Bà Nguyễn Kim Quyên, Chủ tịch Hội cổ vật tỉnh An Giang cho rằng, “điều chúng tôi muốn là, nơi đây sẽ là nơi mà các anh, em có thể truyền lại cho thế hệ sau đến đây để chiêm nghiệm những hiện vật rất rõ ràng và thực tế. Sờ hiện vật và cầm hiện vật, suy nghĩ về thế hệ cha ông đã đổ xương máu như thế nào”.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng nhờ những người như nhà sưu tập như ông Lam Điền, ký ức ấy vẫn sống động, như ngọn lửa âm ỉ cháy để sưởi ấm lòng yêu nước cho thế hệ mai sau.

VOV.VN – Vốn có sở thích sưu tầm vỏ bom, đạn làm đồ trang trí, sau nhiều năm, cựu chiến binh Trần Văn Quận, ở thôn Quyết Tiến, xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình sở hữu hàng trăm loại vỏ bom.
Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt
Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.