Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: “Giáo viên không nên hy sinh sức khỏe vì dạy thêm, cần tập trung nâng cao chất lượng chính khóa”

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: “Giáo viên không nên hy sinh sức khỏe vì dạy thêm, cần tập trung nâng cao chất lượng chính khóa”

#GiáoDục #DạyThêmHọcThêm #ThôngTư29 #KỳThiTHPT #ĐổiMớiGiáoDục

Khẳng định trách nhiệm của nhà trường, giáo viên
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh, việc tổ chức dạy và học hiệu quả, nhất là với học sinh lớp 12, là yếu tố then chốt để đạt kết quả thi tốt. Ông cho biết, việc ôn thi và dạy thêm trong khuôn khổ Thông tư 29 là trách nhiệm của nhà trường và giáo viên.

*”Nếu học sinh còn yếu kém, đó là do chương trình chính khóa chưa được thực hiện tốt. Không thể đổ lỗi cho Thông tư 29 khi chất lượng thi giảm. Địa phương nào nói vậy chứng tỏ đã không tuân thủ nghiêm túc Thông tư 17 và thiếu trách nhiệm với học sinh, phụ huynh trong nhiều năm”*, Thứ trưởng Thưởng thẳng thắn phản bác.

Không khuyến khích giáo viên dạy thêm quá sức
Theo ông Thưởng, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng đồng quan điểm: *”Không nên khuyến khích giáo viên tình nguyện dạy thêm quá nhiều, gây ảnh hưởng sức khỏe. Thay vào đó, cần tập trung đổi mới phương pháp dạy chính khóa, phân nhóm học sinh theo năng lực để ôn tập hiệu quả.”*

Ông nhấn mạnh: *”Với học sinh chưa đạt chuẩn, cần cá nhân hóa hỗ trợ. Học sinh khá giỏi cần cách tiếp cận khác. Không thể dạy đồng loạt.”*

Hướng tới kỳ thi nhẹ nhàng, giảm áp lực
Thứ trưởng cho biết, Bộ đang tính toán rút ngắn thời gian ôn thi trong tương lai: *”Từ năm sau, kỳ thi có thể tổ chức sớm hơn sau khi kết thúc học kỳ, tránh kéo dài hàng tháng. Nếu dạy và học tốt ngay từ đầu, học sinh có thể sẵn sàng thi bất cứ lúc nào, không cần ôn luyện đến kiệt sức.”*

Ông cũng đề xuất đa dạng hình thức ôn tập như học nhóm, thảo luận, hoặc ôn thi qua truyền hình để mọi học sinh đều được tiếp cận giáo viên chất lượng.

Lịch thi THPT 2025 và những điểm mới
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 dự kiến diễn ra vào 26-27/6, với hai lịch thi riêng cho học sinh theo chương trình 2018 và 2006.

– Chương trình 2018: Thí sinh thi 4 môn (Toán, Ngữ văn bắt buộc; chọn 2 trong 9 môn còn lại).
– Chương trình 2006: Thi 4 môn (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; chọn 1 trong 2 bài Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội).

#ThiTHPT2025 #CảiCáchGiáoDục #HọcSinhLớp12 #GiảmÁpLựcThiCử

*Bài viết tổng hợp từ phát biểu của Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng – Thanh Hùng*

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho hay, muốn thi tốt phải tổ chức dạy và học tốt, đặc biệt với học sinh khối 12 trong bối cảnh triển khai Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm.

“Ôn thi cho các em và 3 đối tượng được dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định của Thông tư 29 là trách nhiệm của các thầy cô, nhà trường. Nơi nào để học sinh còn nhiều yếu kém là thực hiện chương trình chính khóa chưa tốt.

Không có lý do gì bao biện rằng chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay giảm sút là do thực hiện Thông tư 29. Địa phương nào nói như vậy, có nghĩa từ rất lâu nay đã không thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Thông tư 17 và thiếu trách nhiệm với học sinh, phụ huynh trong nhiều năm qua. Không phải không có chuyện dạy thêm, học thêm mới thế”.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng.

Ông Thưởng dẫn lời Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn rằng Bộ cũng không khuyến khích thầy cô tình nguyện dạy thêm quá nhiều, quá sức lực; mà cần dạy đúng giờ chính khóa, đổi mới phương pháp, phân chia các nhóm học sinh theo năng lực để tổ chức ôn tập.

“Với những học sinh có kết quả học tập chưa đạt chuẩn thì cách quan tâm phải cá thể hóa sâu hơn. Với những học sinh khá, giỏi rồi thì cách quan tâm khác. Không cào bằng”, ông Thưởng nói.

“Không phải dành thời gian ôn thi đến hốc hác cả người”

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay, trong tương lai sẽ hướng tới việc không phải ôn thi quá dài.

“Dự lệnh là sang năm, sau khi kết thúc học kỳ, hoàn thành chương trình xong sẽ tổ chức thi sớm hơn. Không phải kéo dài đến hàng tháng trời để học sinh phải ôn thi. Nếu mọi công việc hàng ngày chúng ta làm tốt thì các em có thể sẵn sàng làm bài bất cứ lúc nào. Chứ không phải dành thời gian ôn thi đến hốc hác cả người đi. Chúng ta phải thay đổi cách quản lý giáo dục. Và nếu các thầy cô trong hàng ngày, hàng kỳ/năm học đã quản lý, vận hành việc dạy học này tốt thì kỳ thi sẽ trở nên nhẹ nhàng và không áp lực”, ông Thưởng nói.

Muốn tổ chức thi tốt nghiệp THPT đáp ứng yêu cầu thì công tác dạy học cần được nâng cao chất lượng. Ông Thưởng cho rằng, có nhiều phương thức ôn tập cho học sinh như học nhóm, thảo luận, tổ chức ôn thi qua truyền hình để mọi học sinh đều có cơ hội tiếp cận với thầy cô giáo giỏi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 diễn ra ngày 26-27/6 với hai lịch thi cho hai nhóm thí sinh học chương trình phổ thông 2018 và chương trình phổ thông trước đây (2006).

Nhóm thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ làm 4 bài thi; trong đó ngoài Toán và Ngữ văn bắt buộc, các em chọn hai môn đã học ở lớp 12 trong số: Hóa học, Vật lý, Sinh học, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ.

Nhóm thí sinh thi theo chương trình phổ thông 2006 sẽ làm bài thi Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, cùng một trong hai bài Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).

Thanh Hùng


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc