"Thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm quốc gia: Cần cân nhắc kỹ lưỡng để tránh rủi ro lớn?"

Can_can_nhac_lap_quy_dau_tu_mao_hiem_quoc_gia

🌐 Các đại biểu Quốc hội TP.HCM đã đưa ra nhiều ý kiến thẳng thắn tại phiên thảo luận Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo. Trong đó, vấn đề thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm quốc gia đang gây tranh cãi khi có nguy cơ dẫn đến thất thoát ngân sách nếu không quản lý chặt chẽ.

👉 Liệu đây có phải là bước đi đúng đắn để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hay cần tạo cơ chế cho các quỹ tư nhân hoạt động hiệu quả hơn?

Chiều 6-5, thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và đổi mới sáng tạo, các đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM đã đề nghị nhiều nội dung trong dự thảo cần cụ thể, tránh hành chính.

Cần cân nhắc lập quỹ đầu tư mạo hiểm quốc gia - Ảnh 1.

Đại biểu Hà Phước Thắng góp ý dự thảo luật chiều 6-5

Góp ý về dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ (KH-CN) và đổi mới sáng tạo, đại biểu Hà Phước Thắng đề nghị bổ sung vào điều 3 dự thảo cần giải thích thế nào là “hội đồng đạo đức khoa học”, “công nghệ, đổi mới sáng tạo”, “bộ quy tắc đạo đức khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo”.

Đại biểu cũng đề nghị bổ sung quy định về chương trình đào tạo công nghệ cao, chương trình hợp tác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ nhằm tạo nhân lực sát với nhu cầu thực tế, tạo điều kiện để sinh viên và nhà khoa học trẻ tham gia vào các dự án đổi mới sáng tạo ngay từ khi còn học tập; quy định tổ chức thí điểm tại một số địa phương mô hình giáo dục công nghệ cao tại các thành phố lớn.

Cần cân nhắc lập quỹ đầu tư mạo hiểm quốc gia - Ảnh 2.

Đại biểu Trần Kim Yến đóng góp ý kiến. Ảnh: Văn Duẩn

Trong khi đó, theo đại biểu Trần Kim Yến, luật này được ban hành sẽ tạo nền tảng pháp lý vững chắc, đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống, thúc đẩy công nghiệp công nghệ số trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy vậy, trong dự thảo luật vẫn còn chồng lấn với một số quy định của các luật khác như Luật Dữ liệu và Nghị định Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân, Luật Công nghệ cao, Bộ luật Dân sự…

Cũng theo đại biểu Yến, dự thảo luật cần phân loại tài sản số để quản lý cho phù hợp hơn. Cụ thể, dự thảo luật cần được bổ sung cụm từ “có tính đặc biệt hoặc có thể thay thế” sau cụm từ “được thể hiện dưới dạng dữ liệu số”.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân đánh giá đây là luật khó, vì đổi mới sáng tạo đang có những biến động. Do đó, trong nội dung các điều khoản của dự thảo đã có nhiều nội dung đóng góp của các ban, ngành và địa phương.

Ông Ngân đánh giá đây là luật rất cấp thiết, cần sớm được thông qua vì có cả cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn để thực hiện. Đặc biệt là cơ sở chính trị, kể từ khi Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định “vai trò, vị trí, đóng góp quan trọng của KH-CN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số” và gần nhất là Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị.

Cần cân nhắc lập quỹ đầu tư mạo hiểm quốc gia - Ảnh 3.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân phát biểu. Ảnh: Văn Duẩn

Theo Đại biểu Trần Hoàng Ngân, TP HCM ngoài đầu tàu về phát triển kinh tế, trong đổi mới sáng tạo, TP cũng được xếp hạng dẫn đầu cả nước và khu vực (hạng 3). So với Luật KH-CN 2013 vẫn còn thiếu nhiều, trong đó chưa có quy định đầy đủ cơ chế để thu hút đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cũng như cơ chế thu hút nhân tài cho hoạt động KH-CN (trừ một số Nghị quyết đặc thù ở một số địa phương).

Tại khoản 5, điều 4 có cụm từ “tập trung chuyển dịch hoạt động nghiên cứu cơ bản về cơ sở giáo dục đại học”, nếu chỉ dừng ở đây, chưa bao quát hết các cơ sở nghiên cứu. Do đó, cần bổ sung thêm “các viện nghiên cứu, viện hàn lâm”.

Cần có quy định chi tiết về chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Tại điều 9, liên quan tới việc chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, đại biểu Ngân nói đây là điều mới, cụ thể hóa chủ trương của Đảng, khuyến khích tinh thần đổi mới sáng tạo. Tuy vậy, vẫn cần có những quy định chi tiết để tránh lạm dụng quy định chấp nhận rủi ro dẫn đến thất thoát ngân sách; đồng thời, nâng cao vai trò của hội đồng, nhất là hội đồng đánh giá, nghiệm thu, chọn đề tài, để bảo vệ tài sản công.

Góp ý thêm tại Điều 38 liên quan tới quỹ đầu tư mạo hiểm quốc gia và của địa phương, ông Ngân cho biết ông chưa ủng hộ điều này bởi đầu tư mạo hiểm là có rủi ro, có rủi ro phải có sự thận trọng, phải chọn được nhân lực để quyết định có đầu tư hay không.

“Nếu thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm ở quốc gia và ở địa phương và giao cho bộ phận không chuyên, thì chắc chắn rủi ro sẽ lớn. Do đó, đề nghị thay vì thành lập quỹ, hãy tạo cơ chế cho quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân hoạt động” – ĐB Ngân nói.

Ông cũng dẫn chứng, hiện nay có khoảng gần 10 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động, những quỹ này có thực lực, khi đầu tư vào doanh nghiệp nào đó, quỹ sẵn sàng chia sẻ không chỉ về vốn, mà còn về kinh nghiệm trong quản lý, hỗ trợ cho dự án khởi nghiệp thành công nhiều hơn. Điều này, trong dự thảo cần cân nhắc.

Cần cân nhắc lập quỹ đầu tư mạo hiểm quốc gia - Ảnh 4.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan phát biểu. Ảnh: Văn Duẩn

Trong khi đó, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan đồng ý cần sớm ban hành Luật KH-CN và đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, nhìn tổng thể khi đọc hết dự thảo luật, đại biểu đánh giá “nói là Luật KH-CN đổi mới sáng tạo, nhưng không thấy đổi mới lắm” bởi thấy dự thảo luật vẫn mang hơi hướng của nghị quyết, hơi hành chính hóa, tập trung đưa các nhà khoa học “lên mây, là khoa học thế này, thế kia” nhưng vấn đề cụ thể nó như thế nào?. 


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc