Thảm Họa Kinh Tế? Hàng Loạt Tỷ Phú Mỹ Phản Đối Chính Sách Thuế Quan Của Ông Trump!

## Thảm Họa Kinh Tế? Hàng Loạt Tỷ Phú Mỹ Phản Đối Chính Sách Thuế Quan Của Ông Trump!

#ThuếQuanTrump #ThảmHọaKinhTế #TỷPhúPhảnĐối #ChiếnTranhThươngMại

Việc Tổng thống Trump áp đặt thuế quan đối ứng lên hàng trăm đối tác thương mại toàn cầu đang gây ra làn sóng phản đối dữ dội từ giới tỷ phú và lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu nước Mỹ. Nhiều người cảnh báo chính sách này có thể châm ngòi cho một cuộc “chiến tranh thương mại hạt nhân” và đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái.

Tỷ phú Bill Ackman, CEO của quỹ đầu tư Pershing Square Capital Management – một người từng ủng hộ ông Trump trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm ngoái – đã lên tiếng cảnh báo mạnh mẽ trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter). Ông Ackman ví việc áp thuế quan mới này như việc “châm ngòi cho một cuộc chiến tranh hạt nhân kinh tế”, dự đoán hoạt động kinh doanh sẽ đình trệ, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, và danh tiếng của Mỹ trên trường quốc tế sẽ bị tổn hại nghiêm trọng trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ. Bài đăng của ông đã thu hút hơn 10,6 triệu lượt xem. Ông đặt câu hỏi liệu các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có dám cam kết đầu tư dài hạn vào Mỹ trong bối cảnh “chiến tranh kinh tế” này hay không.

Không chỉ ông Ackman, nhiều tỷ phú khác cũng bày tỏ quan điểm tương tự. Ông Jamie Dimon, CEO của ngân hàng JPMorgan Chase, trong thư gửi cổ đông thường niên, cảnh báo thuế quan của ông Trump có thể làm tăng giá cả hàng hóa, đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái và làm suy yếu vị thế của Mỹ trên thế giới. Ông Dimon cho rằng dù chưa chắc chắn gây ra suy thoái toàn cầu, nhưng thuế quan này chắc chắn sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Tỷ phú Stanley Druckenmiller, người sáng lập công ty đầu tư Duquesne Family Office, cũng công khai phản đối mức thuế quan trên 10%. Tỷ phú Ken Fisher, người sáng lập Fisher Investments, thậm chí gọi quyết định của ông Trump là “sai lầm, quá ngạo mạn, thiếu hiểu biết và sử dụng công cụ sai lầm để giải quyết một vấn đề không nghiêm trọng”. Ông Fisher nhấn mạnh rằng ông hiếm khi bình luận công khai về hành động của các tổng thống, nhưng chính sách thuế quan này đã buộc ông phải lên tiếng.

Thậm chí cả tỷ phú Elon Musk, người giàu nhất thế giới và cũng là một người ủng hộ ông Trump, cũng bày tỏ hy vọng Mỹ và châu Âu sẽ không đánh thuế hàng hóa của nhau. Ông Musk mong muốn có một thỏa thuận phi thuế quan giữa hai khu vực.

Sự phản đối không chỉ đến từ giới tỷ phú. Ông Simon MacAdam, phó kinh tế trưởng toàn cầu tại công ty tư vấn Capital Economics, cho rằng các doanh nghiệp có thể hoãn đầu tư tại Mỹ do sự bất ổn về chính sách của ông Trump, dẫn đến lãng phí thời gian và hàng trăm triệu USD đã đầu tư vào các nhà máy mới.

Mức thuế đối ứng cơ sở 10% đã có hiệu lực từ ngày 5/4, trong khi mức thuế cao hơn (từ 11-50%) dự kiến có hiệu lực từ ngày 9/4. Các nền kinh tế chịu thuế suất cao nhất bao gồm Trung Quốc (34%) và Liên minh châu Âu (20%). Sự phản đối mạnh mẽ từ giới tỷ phú Mỹ cho thấy chính sách thuế quan của ông Trump đang gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn dự kiến, đặt ra nhiều thách thức cho nền kinh tế Mỹ và toàn cầu.

Ông Jamie Dimon, CEO ngân hàng JPMorgan Chase – Ảnh: Getty Images

Tỷ phú Bill Ackman – CEO quỹ đầu tư Pershing Square Capital Management một người ủng hộ ông Trump tranh cử tổng thống năm ngoái – cảnh báo rằng việc ông Trump áp dụng mức thuế quan mới cũng giống như châm ngòi cho “một cuộc chiến tranh hạt nhân kinh tế”.

Ngày 2/4, ông Trump thông báo áp thuế đối ứng với hơn 180 đối tác thương mại của Mỹ, trong đó khoảng 60 quốc gia và vùng lãnh thổ chịu mức thuế cao do có thâm hụt thương mại lớn với Mỹ.

Trên mạng xã hội X, ông Ackman ngày 6/4 nhận định “hoạt động đầu tư kinh doanh sẽ đình trệ và người tiêu dùng sẽ thắt chặt hầu bao nếu thuế quan mới thực sự có hiệu lực”.

“Danh tiếng của nước Mỹ với phần còn lại của thế giới sẽ thiệt hại nghiêm trọng và phải mất nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ mới khôi phục được”, vị tỷ phú chia sẻ trong bài đăng thu về 10,6 triệu lượt xem. “Trừ phi ông Trump thay đổi kế hoạch, chúng ta sẽ rơi vào một cuộc chiến tranh hạt nhân trong lĩnh vực kinh tế do chính mình tạo ra và chúng ta sẽ bắt đầu thu mình lại”.

Ông Ackman đặt câu hỏi “Liệu các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ sẵn sàng đưa ra các cam kết lớn về kinh tế dài hạn trên đất Mỹ trong một cuộc chiến tranh kinh tế không?”

“Tổng thống Trump đang làm mất niềm tin của giới lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu”, vị tỷ phú nhận xét.

Mức thuế đối ứng cơ sở 10% của ông Trump đã có hiệu lực từ ngày 5/4. Mức thuế cao hơn từ 11-50% dự kiến có hiệu lực từ ngày 9/4. Các nền kinh tế chịu thuế suất cao nhất bao gồm nhiều đối tác thương mại lớn của Mỹ như Trung Quốc bị áp thuế suất 34% và Liên minh châu Âu (EU) bị áp mức 20%.

Nhiều tỷ phú và lãnh đạo doanh nghiệp khác cũng công khai chỉ trích chính sách thuế quan của ông Trump. Ông Jamie Dimon, CEO ngân hàng JPMorgan Chase, ngày 7/4 cảnh báo rằng thuế quan của ông Trump có thể làm tăng giá cả hàng hóa và đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, đồng thời làm suy yếu vị thế của Mỹ trên thế giới.

“Các chính sách thuế quan gần đây của chính quyền Trump có thể làm tăng lạm phát và khiến nhiều nhà đầu tư phải cân nhắc khả năng xảy ra suy thoái cao hơn”, ông Dimon viết trong thư thường niên gửi cổ đông của JPMorgan Chase. “Thuế quan này có thể gây ra suy thoái toàn cầu hay không vẫn còn là hỏi vấn nhưng chắc chắn sẽ khiến tăng trưởng kinh tế giảm tốc”.

Tỷ phú Stanley Druckenmiller, người sáng lập công ty đầu tư Duquesne Family Office, ngày 7/4 cũng chia sẻ trên X cho biết ông “không ủng hộ mức thuế quan trên 10%”. Vị tỷ phú này hiện sở hữu tài sản ròng khoảng 11 tỷ USD, theo thống kê của bảng xếp hạng 500 người giàu nhất thế giới Bloomberg Billionaires Index.

Cũng chia sẻ trên X ngày 7/4, tỷ phú Ken Fisher, người sáng lập kiêm chủ tịch công ty đầu tư Fisher Investments, nói rằng: “Những gì ông Trump công bố thứ Tư tuần trước (2/4) là sai lầm, quá ngạo mạn, thiếu hiểu biết và cố gắng giải quyết một vấn đề không phải nghiêm trọng bằng công cụ sai lầm”.

Ông Fisher nhấn mạnh rằng ông không thường bình luận công khai về hành động của các tổng thống nhưng thuế quan của ông Trump lần này buộc ông phải lên tiếng.

Kể cả tỷ phú Elon Musk, người giàu nhất thế giới và cũng là một cộng sự thân cận gần đây của ông Trump – hôm 6/4 cũng lên tiếng bày tỏ hy vọng về việc Mỹ và châu Âu sẽ không đánh thuế hàng hóa của nhau.

Trong một trò chuyện với Phó Thủ tướng Italy Matteo Salvini, ông Musk cho biết ông mong muốn có thỏa thuận phi thuế quan giữa châu Âu và Bắc Mỹ.

Đồng quan điểm với ôn Ackman, ông Simon MacAdam, phó kinh tế trưởng toàn cầu tại công ty tư vấn Capital Economics, cho rằng doanh nghiệp có thể sẽ hoãn đầu tư tại Mỹ do bất ổn xoay quanh chính sách của ông Trump.

“Những công ty vốn hóa trung bình hoặc thậm chí cả những công ty vốn sẽ do dự với kế hoạch sắp tới của mình”, ông MacAdam nhận xét với hãng tin CNN. “Nếu thuế đối ứng của ông Trump được đàm phán giảm xuống trong vài tháng nữa, những doanh nghiệp này sẽ lãng phí thời gian và hàng trăm triệu USD đã đầu tư vào các nhà máy mới tại Mỹ”.

Đức Anh


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc