# Thảm họa động đất Myanmar: Nỗi đau không nguôi, tương lai mịt mờ

# Thảm họa động đất Myanmar: Nỗi đau không nguôi, tương lai mịt mờ

Thảm họa động đất kinh hoàng ở Myanmar: Hàng ngàn người chết, mất tích, tương lai bất định

Câu chuyện về việc tìm thấy thi thể cụ U Maung Tin, một nạn nhân của trận động đất kinh hoàng ngày 28/3 tại Myanmar, đã làm xúc động lòng người. Con trai cụ xúc động nói: “Tôi đã nghĩ là không thể đưa được cha tôi ra ngoài, vậy mà các bạn đã làm được. Tôi xúc động không biết nói gì hơn. Xin cảm ơn các bạn rất nhiều”. Đó là kết quả của nỗ lực phi thường suốt hơn 4 giờ đồng hồ của lực lượng cứu hộ, cứu nạn Quân đội nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, phép màu ấy không đến với tất cả các gia đình khác. 72 giờ vàng đã qua đi, hy vọng tìm thấy thêm người sống sót giữa đống đổ nát ở tâm chấn Mandalay ngày càng mong manh.

Nhiều trở ngại chồng chất đang cản trở công tác cứu hộ: thời tiết khắc nghiệt với nhiệt độ lên tới 40 độ C khiến các nhân viên cứu hộ kiệt sức và đẩy nhanh quá trình phân hủy thi thể; thiếu thiết bị chuyên dụng, chủ yếu phải đào bới bằng tay; dư chấn liên tiếp làm sập thêm nhiều công trình; và đặc biệt là chiến sự vẫn tiếp diễn, bom đạn rơi xuống đất nước này, cản trở việc tiếp cận các nạn nhân.

Nỗi đau của người dân Myanmar cứ chồng chất: người chết không được tìm thấy thi thể, người bị thương không được chữa trị kịp thời, người sống sót thì mất nhà cửa, thiếu lương thực, nước uống, và sống trong lo sợ dư chấn. “Ăn bờ ngủ bụi nằm ngoài trời mà tim vẫn đập thình thịch vì nỗi lo dư chấn” – đó là tâm trạng chung của người dân nơi đây.

Tương lai bất định trong “thảm kịch kép”

Ngày 1/4, Liên hợp quốc đã phát đi lời cảnh báo khẩn cấp, kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường viện trợ cho Myanmar. Số người chết có thể vượt quá 3.000, khoảng 4.521 người bị thương, 441 người mất tích. Nhu cầu về nước sạch, thực phẩm, nơi ở và thuốc men đang tăng lên chóng mặt. Việc thiếu nước sạch và vệ sinh có nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh.

Myanmar đang đối mặt với “thảm kịch kép”: khó khăn kinh tế trầm trọng (trước động đất, 1/3 dân số đã đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực) cùng với chiến sự vẫn tiếp diễn và tác động tàn khốc của động đất. Thậm chí, thay vì tập trung cứu trợ, quân đội Myanmar vẫn tiếp tục không kích các khu vực dân sự. Lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức để tạo điều kiện cứu trợ nhân đạo vẫn chưa được đáp ứng.

Mặc dù nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Singapore và Việt Nam đã nhanh chóng gửi viện trợ, nhưng mọi sự hỗ trợ đều có giới hạn và việc tiếp cận người dân gặp nhiều khó khăn do chiến sự. Tương lai của Myanmar đang mịt mờ, đặc biệt với những người dân phải vật lộn để sinh tồn từng ngày. Họ sống trong cảnh thiếu điện, nước, thực phẩm, dưới mưa bom bão đạn, trong không khí ngột ngạt của mùi tử khí.

Hơn cả con người, di sản văn hóa cũng bị tàn phá

Trận động đất mạnh 7,7 độ Richter không chỉ cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người mà còn hủy hoại di sản văn hóa quý giá của Myanmar. Hơn 3.000 tòa nhà bị hư hại, trong đó có khoảng 150 nhà thờ Hồi giáo và chùa tháp. Tu viện Me Nu Brick 200 năm tuổi và Cung điện Mandalay – biểu tượng lịch sử và văn hóa quan trọng – bị hư hại nặng nề. Chuyên gia địa chất Jess Phoenix nhận định lực tác động tương đương khoảng 334 quả bom nguyên tử, và số người chết có thể vượt mốc 10.000.

Tương lai của Myanmar vẫn còn rất nhiều bất định, nhưng người dân nơi đây vẫn phải tiếp tục sống và hy vọng vào những phép màu, dù mong manh.

#Myanmar #ĐộngĐất #ThảmHọa #CứuHộ #NhânĐạo #ChiếnTranh #KhủngHoảng #ViệnTrợ #LiênHợpQuốc

Thương vong do động đất tại Myanmar

“Tôi đã nghĩ là không thể đưa được cha tôi ra ngoài, vậy mà các bạn đã làm được. Tôi xúc động không biết nói gì hơn. Xin cảm ơn các bạn rất nhiều” – đó là cảm xúc của con trai cụ U Maung Tin – một nạn nhân đã thiệt mạng trong thảm họa động đất xảy ra ngày 28/3 khi thi thể cha anh được tìm thấy và trao lại cho gia đình sáng 1/4.

Trước đó đã có một số lực lượng cứu hộ đến hiện trường nhưng họ hoặc không thể xác định được vị trí, hoặc không thể tiến hành công tác cứu hộ thành công. Tuy nhiên, với sự nỗ lực và quyết tâm khắc phục khó khăn, sau hơn 4 giờ, lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Quân đội nhân dân Việt Nam đã đưa được thi thể cụ ông ra ngoài và bàn giao cho gia đình về lo hậu sự.

Cảnh đổ nát sau trận động đất tại Mandalay, Myanmar. Ảnh: THX/TTXVN

Nhưng phép màu ấy đã không thể đến được với rất nhiều gia đình khác tại Myanmar những ngày này. 72 giờ đầu tiên sau trận động đất thường được coi là khoảng “thời gian vàng” để tiếp cận những nạn nhân bị chôn vùi, tuy nhiên, rất nhiều lực cản đang hiển hiện đã khiến hy vọng tìm thấy thêm người sống sót giữa đống đổ nát ở tâm chấn Mandalay ngày càng trở nên mong manh.

Những lực cản ấy là thời tiết khắc nghiệt với nhiệt ngoài trời lên tới 40 độ C khiến các nhân viên cứu hộ kiệt sức và đẩy nhanh quá trình phân hủy thi thể, gây khó khăn trong việc nhận dạng. Không chỉ thời tiết khắc nghiệt, mà lực lượng cứu hộ cũng không có các thiết bị chuyên dụng, phần lớn chỉ có thể đào bới bằng tay để tìm người…. thế nên không ngạc nhiên là hiệu quả mang lại rất thấp. Thêm vào đó, các dư chấn liên tiếp với cường độ không hề nhỏ tiếp tục làm sập nhiều tòa nhà, cầu cống, cong vênh các con đường… càng làm việc tìm kiếm trở nên bất khả thi.

Cảnh đổ nát sau trận động đất tại Mandalay, Myanmar. Ảnh: THX/TTXVN

Quan ngại nhất là chiến sự vẫn tiếp diễn, bom đạn vẫn không ngừng rơi ở đất nước này đã cản trở các cơ quan cứu trợ tiếp cận những người bị thương hoặc mất nhà cửa. Nỗi đau chồng nồi đau, hy vọng cứ tan dần, mong manh là vì vậy. Những người đau đớn nhất, khổ sở nhất không ai khác là dân thường Myanmar, người chết không được tìm thấy thi thể, người bị thương không được chữa trị, người sống sót không có cơ hội được tìm lại người thân của mình, và vật vã trong cuộc sống thiếu thốn những nhu cầu căn bản nhất: thiếu thực phẩm, nước uống, thiếu cả chốn nương thân dù chỉ là tạm thời. “Ăn bờ ngủ bụi nằm ngoài trời mà tim vẫn đập thình thịch vì nỗi lo dư chấn” – là tâm trạng não nề của hầu hết người dân Myanmar những ngày này.

Tương lai bất định của Myanmar trong “thảm kịch kép”

Ngày 1/4, 4 ngày sau thảm họa, Liên hợp quốc đã phát lên lời cảnh báo khẩn thiết, kêu gọi cộng đồng quốc tế khẩn trương tăng cường viện trợ cho Myanmar, nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về nước sạch, thực phẩm, chỗ ở và thuốc men. “Chúng ta phải hành động nhanh chóng trước khi mùa mưa đến, nếu không, thảm họa nhân đạo sẽ càng trầm trọng hơn” – Phát ngôn viên Liên hợp quốc Stephane Dujarric cảnh báo.

Sau chuyến thị sát, điều phối viên nhân đạo của Liên hợp quốc Marcoluigi Corsi cảnh báo tình hình nhân đạo tại Myanmar sau trận động đất đang ngày càng nghiêm trọng khi số người thiệt mạng có thể vượt mốc 3.000; khoảng 4.521 người bị thương, 441 người khác mất tích và nhu cầu cấp thiết về nước sạch, thực phẩm, chỗ ở và thuốc men đang không ngừng tăng lên. Chưa kể, việc thiếu nước sạch và vệ sinh có thể làm bùng phát các bệnh truyền nhiễm “trừ khi chúng ta kiểm soát nhanh chóng” – đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Myanmar Fernando Thushara cho biết.

Những người sống sót sau trận động đất kinh hoàng tại Myanmar đang đối mặt với tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng về lương thực, nước sạch và nơi trú ẩn. Ảnh: Reuters.

Có thể nói, tương lai màu xám đầy bất định đang treo lơ lửng trước mắt hàng triệu người dân Myanmar, không riêng những nạn nhân của thảm họa ngày 28/3, bởi như nhìn nhận của Người phát ngôn Cơ quan tị nạn LHQ (UNHCR) Babar Baloch, Myanmar đang vật lộn với thảm kịch kép, vừa là kinh tế khó khăn (theo các chuyên gia từ Liên hợp quốc, từ trước động đất, 1/3 dân số Myanmar đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng), vừa là chiến sự vẫn tiếp diễn vừa là ảnh hưởng tàn khốc của trận động đất.

Thảm kịch kép, bởi như đại diện nhóm nổi dậy Liên minh quốc gia Karen đã chua chát mà rằng, thay vì ưu tiên nỗ lực cứu trợ người dân, quân đội Myanmar vẫn tiếp tục thực hiện các cuộc không kích nhằm vào các khu vực dân sự, ngay cả khi người dân đang phải chịu đựng rất nhiều đau khổ vì động đất. Lời kêu gọi của các nhà ngoại giao quốc tế, như của Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan, rằng “việc ngừng bắn ngay lập tức và có hiệu quả ở Myanmar sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nỗ lực cung cấp viện trợ nhân đạo và hòa giải dân tộc, hòa bình và tái thiết lâu dài hơn” đã không hề được chính quyền quân sự ở đất nước này lắng nghe.

Lực lượng cứu hộ Việt Nam đã thắp lên niềm hy vọng cho nhiều người dân Myanmar.

Ngay sau khi thảm họa, nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Singapore và Việt Nam đã nhanh chóng gửi đội ngũ và trang thiết bị sang hỗ trợ tìm kiếm người mất tích cũng như cung cấp tiền, thực phẩm viện trợ nhân đạo cho Myanmar. Tuy nhiên, mọi sự hỗ trợ, cứu trợ cũng chỉ trong thời gian nhất định và khả năng tiếp cận của người dân cũng không dễ dàng bởi tình hình chiến sự gay gắt trong nước. Chìm trong một thảm họa – như nhìn nhận của giới quan sát – là gần như không thể khắc phục do kinh tế Myanmar bị ảnh hưởng nặng nề từ nhiều năm qua, Như thế, người dân Myanmar – những người bấy lâu vẫn phải vật lộn để sinh tồn từng ngày, sẽ phải đối mặt với chặng đường rất khó khăn phía trước.

Một cuộc sống không điện, không nước, không thực phẩm, với bom đạn vần vũ trên đầu cùng mùi tử khí khắp nơi… thực sự là cuộc sống khốn cùng không dễ vượt qua. Hiện tại và tương lai với người dân Myanmar đều cùng một màu xám và đầy bất định. Nhưng cuộc sống thì vẫn cứ tiếp diễn, họ vẫn cứ phải sống và chờ đợi những… phép màu mới, dù rất đỗi mong manh.

– Trận động đất mạnh 7,7 độ richter không chỉ cướp đi sinh mạng con người mà còn hủy hoại di sản văn hóa đặc sắc của Myanmar. Hơn 3.000 tòa nhà đã bị hư hại, trong đó có khoảng 150 nhà thờ Hồi giáo và chùa tháp. Tu viện Me Nu Brick 200 năm tuổi ở tây nam Mandalay dường như đã bị phá hủy hoàn toàn. Cung điện Mandalay – biểu tượng lịch sử và văn hóa quan trọng – cũng bị hư hại nặng nề, khiến Myanmar không chỉ đối mặt với khủng hoảng nhân đạo mà còn mất đi những giá trị di sản không thể thay thế.

– Ngày 29/3, chuyên gia địa chất Jess Phoenix nhận định lực tác động từ trận động đất ở Myanmar tương đương khoảng 334 quả bom hạt nhân. Con số thương vong nhiều khả năng sẽ còn tăng nhanh. Mô phỏng sơ bộ được thực hiện bởi Cục Khảo sát địa chất Mỹ cho biết số người chết có thể vượt mốc 10.000 người.

Hà Anh/VOV.VN


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc