“Tăng tốc 1%, nguy cơ tử vong tăng 4%: TP.HCM quyết tâm kiểm soát tốc độ để đảm bảo an toàn giao thông” #Cần kiểm soát tốc độ để đảm bảo an toàn giao thông

(PLO)- Các chuyên gia cho rằng việc kiểm soát tốc độ tại một số khu vực cụ thể như trường học, bệnh viện… sẽ góp phần đảm bảo an toàn giao thông.

Sáng ngày 23-5, Ban An toàn giao thông TP.HCM đã tổ chức Hội nghị chia sẻ thông tin báo chí về an toàn giao thông tại TP.HCM. Hội nghị chia sẻ kết quả nghiên cứu, đánh giá về một vấn đề liên quan hạ tầng an toàn giao thông trên địa bàn TP.

Đây là một trong những chương trình nằm trong khuôn khổ dự án sáng kiến “Vì an toàn giao thông đường bộ toàn cầu” tại TP.HCM, giai đoạn 2015-2025 do Quỹ Bloomberg Philanthropies hỗ trợ kỹ thuật.

Kiểm soát tốc độ để đảm bảo an toàn giao thông
Ông Nguyễn Thành Lợi – Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM chủ trì Hội nghị. Ảnh: ĐT

TP.HCM kết hợp nhiều giải pháp

Ông Nguyễn Thành Lợi – Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết dự án sáng kiến “Vì an toàn giao thông đường bộ” do Quỹ Bloomberg Philanthropies, Hoa Kỳ tài trợ, được UBND TP phê duyệt thực hiện trong giai đoạn từ năm 2015 đến hết năm 2025. Dự án bao gồm 3 hợp phần: Hợp phần truyền thông, cưỡng chế và hợp phần hạ tầng.

Mục đích của dự án là hỗ trợ về mặt kỹ thuật, đào tạo và nguồn lực nhằm nâng cao mức độ an toàn giao thông cho TP. Trong đó, mục tiêu đối với hợp phần hạ tầng là phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, nâng cao an toàn cho người đi bộ vì người đi bộ là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương khi tham gia giao thông.

Việc tổ chức giao thông hợp lý, kết hợp với cải tạo những tiện ích của hệ thống hạ tầng hỗ trợ người đi bộ cũng được TP tích cực triển khai. Đơn cử như kiểm soát tốc độ, tăng cường chiếu sáng vào ban đêm tại những khu vực cho người đi bộ, tăng cường khả năng nhận diện lối đi cho người bộ hành tại các vị trí tập trung đông người, trường học…. góp phần kéo giảm tỉ lệ tai nạn giao thông.

Trong 10 năm triển khai thực hiện các giải pháp theo khuyến nghị của đối tác thuộc dự án Bloomberg, TP.HCM đã thực hiện nhiều hoạt động. Đơn cử như đảo trú chân cho người đi bộ ở các tuyến đường có mặt cắt ngang lớn tại 323 vị trí; cải tạo nâng cao an toàn cho hành khách tiếp cận trạm xe buýt với 210 vị trí; bố trí vạch đi bộ nâng cao so với mặt đường với 59 vị trí; mô hình khu vực trường học an toàn với 455 vị trí…

Từ đó, đã góp phần nâng cao an toàn cho người đi bộ, học sinh, cải thiện mỹ quan đô thị… và đã được phía đối tác quốc tế và Quỹ Bloomberg đánh giá rất cao suốt thời gian triển khai dự án.

an-toan-giao-thong.png
Các đảo trú chân cho người đi bộ ở các tuyến đường có mặt cắt ngang lớn. Ảnh: ĐÀO TRANG

Tăng tốc độ 1% thì tai nạn tử vong tăng tới 4%

Bên cạnh kết quả nêu trên, TP.HCM còn nhiều mô hình, giải pháp về an toàn giao thông đường bộ theo kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là các giải pháp về quản lý tốc độ.

Để tăng cường sự quan tâm của người dân, Ban An toàn giao thông TP đã phối hợp với Viện tài nguyên thế giới (WRI) tổ chức một buổi tập huấn cùng các nhà báo, truyền thông liên quan đến đường phố an toàn và di chuyển an toàn trong đô thị. Các chủ đề chính gồm quản lý tốc độ, hạ tầng xe đạp an toàn, tiếp cận an toàn đến các nhà ga metro.

IMG_5883.jpeg
Các chuyên gia chia sẻ về kinh nghiệm đảm bảo an toàn giao thông trên thế giới. Ảnh: ĐT

Mục tiêu của buổi tập huấn là chia sẻ thông tin cập nhật về giải pháp nâng cao an toàn giao thông đường bộ với các cơ quan báo chí. Thông qua đó tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, thúc đẩy hành động góp phần bảo đảm an toàn giao thông bền vững trên địa bàn TP.

Ông Jan Luxenburger – Chuyên gia nghiên cứu giao thông quốc tế cho biết: Qua nghiên cứu ở 53 quốc gia cho thấy những quốc gia áp dụng phương pháp “hệ thống an toàn” đối với an toàn đường bộ có thể giảm số ca tử vong do tai nạn giao thông nhanh hơn và thấp hơn. Trong đó, quản lý tốc độ là một trong những hành động hiệu quả nhất nhằm giảm thiểu tử vong và thương tích nghiêm trọng trên đường bộ.

Trong đó, có thể giới hạn tốc độ từ 30km/h trong khu vực đông người tham gia giao thông yếu thế cùng giao thông hỗn hợp và 50km/h trong khu vực đông người.

Bà Dini Amatullah – chuyên gia nghiên cứu giao thông quốc tế cho rằng quản lý tốc độ có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ tốc độ là yếu tố trực tiếp gây tai nạn, gây thiệt hại. Nếu cứ tăng tốc độ 1% thì tai nạn tử vong tăng tới 4% và nguy cơ tử vong của người đi bộ giảm nếu tốc độ xe cộ lưu thông trên đường được kiểm soát tốt.

Hội đồng điều tra tai nạn Đan Mạch cho biết tốc độ là yếu tố gây tai nạn trong khoảng 50% số vụ tai nạn. Dự án điều tra tai nạn chết người của Đan Mạch (2010 -2025) cho thấy tốc độ gây thiệt hại cho 43% các vụ tai nạn chết người.

Lý giải về nguyên nhân này, chuyên gia cho biết thời gian phản ứng của một tài xế trung bình khoảng 2 giây. Theo đó, ở tốc độ 30km/h sẽ mất khoảng 8,3 giây xử lý; tương tự ở tốc độ 70km/h, tốc độ xử lý phản xạ của tài xế sẽ khoảng 19,4 giây.

Để quy hoạch về một TP an toàn, các chuyên gia cho rằng thiết kế đường phố nên theo tốc độ mong muốn, tức là làn đường rộng không quá 3 m, cần có các biện pháp giảm tốc độ.

Kết thúc buổi Hội nghị, ông Nguyễn Thành Lợi mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, các khuyến nghị về vấn đề an toàn giao thông của quỹ Bloomberg Philanthropies. Đặc biệt là đóng góp của các chuyên gia quốc tế qua các nghiên cứu thực tế để thực hiện hiệu quả hơn trên địa bàn TP.HCM trong thời gian tới.

Theo dõi Báo Pháp Luật Tp HCM trên Google News


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc