"Sơn La nỗ lực tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia"

TháoGỡKhóKhăn #ĐảmBảoTriểnKhai #ChươngTrìnhMụcTiêuQuốcGia

Các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới đã góp phần cải thiện điều kiện sinh hoạt, sản xuất của người dân trên địa bàn miền núi Sơn La; từng bước thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc…

Đến hết năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Sơn La còn khoảng 10,89%. Tất cả người dân thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế; trên 98% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa; hầu hết các trường có học sinh bán trú ở vùng đặc biệt khó khăn, biên giới có nhà ở, bếp ăn, công trình vệ sinh đáp ứng nhu cầu của học sinh…

Ông Lù Văn Cường, Chủ tịch UBND huyện Yên Châu, Sơn La cho biết: “Chúng tôi đã cho rà soát tất cả các xã, thị trấn có đối tượng cần hỗ trợ để tập trung các nguồn lực thực hiện; yêu cầu cả hệ thống chính trị vào cuộc, giao cho từng tổ của từng đồng chí thường vụ phụ trách, tập trung chỉ đạo các phần việc. Đối với người dân thụ hưởng, chúng tôi yêu cầu khi bàn giao các công trình yêu cầu phải có trách nhiệm bảo vệ công trình được Nhà nước đầu tư xây dựng, các xã, bản cũng phải gắn trách nhiệm rõ ràng”.

Giai đoạn 2021-2025, chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La có tổng vốn gần 1.237 tỷ đồng, đến nay đã giải ngân được khoảng 52% nguồn vốn giao. Còn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới vốn khoảng 214 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân đạt gần 35%.

Theo lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Sơn La, các chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới được phê duyệt và phân bổ vốn đầu tư công trung hạn muộn; nhiều nội dung chính sách, nhiệm vụ, đối tượng chưa được quy định đầy đủ, rõ ràng, đồng bộ; một số cơ chế, chính sách của Trung ương vừa ban hành đã sửa đổi, bổ sung, thay thế, dẫn đến việc các cấp phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, ảnh hưởng đến thời gian triển khai các chương trình hàng năm…

Ông Dương Gia Định, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La cho biết, nguồn vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được Trung ương giao chi tiết đến tự án và tiểu dự án thành phần, làm mất đi tính chủ động của địa phương, gây khó khăn trong sắp xếp, lựa chọn các nội dung nhiệm vụ ưu tiên thực hiện để phù hợp với tình hình thực tiễn; Nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới quy định tỷ lệ đối ứng cao, gây khó khăn trong bố trí nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương…

Với chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, kế hoạch vốn giao trong giai đoạn 2022 – 2025 của Sơn La là 4.907 tỷ đồng; đến nay đã giải ngân trên 62% kế hoạch vốn giao. Tuy nhiên, đây là chương trình có quy mô rất lớn, nhiều đối tượng thụ hưởng, tác động, với nhiều dự án, tiểu dự án thành phần còn gặp vướng mắc.

Đơn cử như với Dự án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất… hiện nay các xã không có quỹ đất chung để bố trí; các đối tượng là hộ nghèo, kinh tế khó khăn, không có kinh phí làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị khó triển khai do thiếu đơn vị tổ chức, cá nhân chủ trì đăng ký tham gia làm chủ trì liên kết.

Bên cạnh đó, các dự án còn vướng do cơ chế, chính sách, như: Bộ Y tế chưa có danh sách trường đào tạo, chưa có hướng dẫn rõ ràng về cơ chế đặt hàng và thanh toán chi phí đào tạo Dự án Đào tạo nhân lực y tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Dự án Bảo tồn văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần chưa thực hiện được do thiếu hướng dẫn riêng cho các dân tộc có khó khăn đặc thù…

Để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân và đảm bảo chương trình được triển khai hiệu quả, theo ông Nguyễn Duy Dũng, Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo Sơn La, cần có những điều chỉnh trong cơ chế, chính sách từ Trung ương.

“Chúng tôi đề nghị sớm điều chỉnh sửa đổi chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế đối với các hộ dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và các bất cập khác trong thực hiện chính sách hỗ trợ với các hộ dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù.

Bên cạnh đó, cần quy định rõ trách nhiệm của HTX, tổ hợp tác, nhóm hộ, đơn vị được giao nhiệm vụ trong việc bảo toàn nguồn vốn, tiêu thụ sản phẩm… trong quá trình thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất… trong thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG” – ông Dũng cho biết.

Các sở, ngành, địa phương ở Sơn La cũng đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác phân bổ, hoàn thiện các thủ tục đầu tư, hồ sơ phê duyệt dự án để đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn các chương trình; tập trung rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung các nội dung, nhiệm vụ cần triển khai của các đơn vị hành chính dự kiến thực hiện sắp xếp, tổ chức lại theo Nghị quyết 18 của Chính phủ…

anh_h.v.t_va_l.t.t_tai_co_quan_cong_an.jpg


VOV.VN – Ngày 23/4, Công an tỉnh Sơn La đã làm việc với các chủ tài khoản mạng xã hội Facebook có hành vi bình luận tiêu cực, mang thông tin không được kiểm chứng, gây hiểu nhầm, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức.


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc