"Sắp xếp 63.000 cán bộ sau sáp nhập Hưng Yên và Thái Bình: Bài toán nhân sự khó khăn được giải quyết thế nào?"

SápNhậpHưngYênTháiBình #DựKiếnPhươngÁn #NhânSựCôngChức

UBND tỉnh Hưng Yên và UBND tỉnh Thái Bình đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo đề án hợp nhất hai tỉnh (Đề án).

Theo định hướng được Trung ương Đảng thống nhất, sáp nhập tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Hưng Yên, trung tâm hành chính – chính trị đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay, có diện tích tự nhiên 2.514,8 km² và quy mô dân số 3.208.400 người.

Đáng chú ý, tại dự thảo Đề án đề cập đến phương án và lộ trình bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp đơn vị hành chính.

Người dân thực hiện thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công và Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh Hưng Yên. (Ảnh: Báo Hưng Yên)

Người dân thực hiện thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công và Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh Hưng Yên. (Ảnh: Báo Hưng Yên)

Nhập nguyên trạng số lượng cán bộ của 2 tỉnh

Dự thảo Đề án nêu rõ, nhập nguyên trạng số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp của tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh Hưng Yên mới sau sắp xếp quản lý, bố trí, sử dụng biên chế theo quy định hiện hành của pháp luật; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thực hiện tinh giản, bố trí, sắp xếp lại cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định.

Dự thảo Đề án cũng định hướng nhập nguyên trạng số lượng viên chức, người lao động tại đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên khi thực hiện sắp xếp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình.

Đồng thời, đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng đề án vị trí việc làm, tổ chức thẩm định và trình người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị.

Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có Hội đồng quản lý thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trình Hội đồng quản lý thông qua trước khi quyết định phê duyệt vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, làm cơ sở cho việc tuyển dụng, sử dụng viên chức, người lao động theo quy định.

Phương án bố trí, sắp xếp cán bộ

Theo dự thảo Đề án, việc bố trí, sắp xếp chức danh lãnh đạo, quản lý, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại tỉnh Hưng Yên hình thành sau sắp xếp được thực hiện theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Cán bộ, công chức; Nghị quyết số 76/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025 và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành.

Đối với chức danh lãnh đạo, quản lý

Các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy Ban Thường vụ Quốc hội quản lý hiện có 7 người. Trong đó, tỉnh Hưng Yên 4 người (gồm: 1 Bí thư Tỉnh ủy, 1 Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh; 1 Phó Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh, 1 Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh) và tỉnh Thái Bình 3 người (gồm: 1 Bí thư Tỉnh ủy, 1 Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh; 1 Phó Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh).

Việc bố trí, sắp xếp, kiện toàn các chức danh Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội của tỉnh Hưng Yên (mới) do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định“, dự thảo Đề án nêu rõ.

Về cấp trưởng, cấp phó các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc thuộc Tỉnh ủy Hưng Yên và Tỉnh ủy Thái Bình, dự thảo Đề án quy định Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên (mới) bố trí theo phân cấp quản lý tổ chức và cán bộ.

Về các chức danh Phó Chủ tịch HĐND và Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh hiện có: tỉnh Hưng Yên (mới) sau khi sắp xếp có 4 Phó Chủ tịch HĐND tỉnh (tỉnh Hưng Yên 2, tỉnh Thái Bình 2) và 6 Phó Chủ tịch UBND tỉnh (tỉnh Hưng Yên 3, tỉnh Thái Bình 3); việc chỉ định, bổ nhiệm các chức danh thực hiện theo hướng dẫn của Trung ương và do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên (mới) bố trí, phân công theo phân cấp quản lý tổ chức cán bộ.

Về nhân sự Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy hiện có: tỉnh Hưng Yên có 1 Chủ nhiệm và 3 Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy; tỉnh Thái Bình có 1 Chủ nhiệm và 3 Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy. Việc bố trí, sắp xếp, kiện toàn các chức danh Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy của tỉnh Hưng Yên (mới) được bố trí theo số lượng, cơ cấu do cấp có thẩm quyền quyết định.

Về cấp trưởng, cấp phó Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận và Trường Chính trị, dự thảo Đề án định hướng Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên (mới) chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lãnh đạo, chỉ đạo kiện toàn chức vụ cấp trưởng, các cấp phó Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức tổ chức thành viên của Mặt trận theo phân cấp quản lý tổ chức cán bộ.

Về cấp trưởng, cấp phó Ban của HĐND; cơ quan chuyên môn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Hưng Yên (mới) thì căn cứ điều kiện thực tiễn và tiêu chuẩn, năng lực cán bộ, công chức, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên (mới) lãnh đạo việc bố trí, sắp xếp trưởng, phó Ban của HĐND, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh.

Nhân sự Trưởng Ban HĐND tỉnh được chỉ định theo quy định tại Kết luận số 150 của Bộ Chính trị; nhân sự Phó Trưởng Ban HĐND tỉnh do Thường trực HĐND tỉnh phê chuẩn theo đề nghị của Trưởng Ban HĐND tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm cấp trưởng, cấp phó của các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp theo thẩm quyền“, theo dự thảo Đề án.

Trong vòng 5 năm kể từ ngày Nghị quyết của Quốc hội có hiệu lực thi hành phải bố trí đảm bảo đúng số lượng cấp phó theo quy định.

Đối với công chức, viên chức và người lao động

Dự thảo Đề án quy định thực hiện việc điều động, bố trí, tinh giản theo lộ trình từng năm để đảm bảo số lượng công chức, viên chức, người lao động theo đúng quy định của Trung ương.

Thời gian thực hiện trong 5 năm kể từ ngày Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.

Như vậy, tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình thực hiện sắp xếp là 64.628 người (gồm 11.697 cán bộ, công chức, 51.250 viên chức, 1.598 người lao động và 83 biên chế hội). Việc bố trí cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại tỉnh Hưng Yên (mới) sau sắp xếp thực hiện theo quy định của Trung ương và của tỉnh“, dự thảo Đề án nêu.

Giữ nguyên lương, phụ cấp công chức 6 tháng sau sáp nhập

Tại dự thảo Đề án cũng đề cập phương án và lộ trình giải quyết chế độ, chính sách tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sau sắp xếp đơn vị hành chính.

Theo đó, các chế độ, chính sách về tuyển dụng, sử dụng, quản lý và các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy thực hiện theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.

Dự thảo Đề án định hướng giữ nguyên chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) hiện hưởng của cán bộ, công chức, viên chức chịu ảnh hưởng của việc sắp xếp đơn vị hành chính mà vẫn là cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị trong thời gian 6 tháng kể từ khi có văn bản bố trí công tác. Sau thời hạn này, thực hiện chế độ, chính sách và phụ cấp chức vụ theo quy định.

Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình sắp xếp mà có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc thi được giải quyết chính sách, chế độ theo quy định hiện hành của Chính phủ.

Trường hợp cán bộ, công chức cấp tỉnh không đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện để được bố trí công việc ở cấp tỉnh mới hoặc thuộc đối tượng tinh giản qua rà soát, sàng lọc gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ thì được giải quyết chính sách, chế độ theo quy định hiện hành của Chính phủ.


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc