"Sáng tạo Mở: Chìa khóa thu hút nhân tài toàn cầu, thúc đẩy đổi mới tại Việt Nam"

SángTạoMở #ThuHútNhânTài #ĐổiMớiSángTạo #ViệtNamPhátTriển

Các chuyên gia đề xuất mô hình Sáng tạo Mở, kết nối tri thức và nguồn lực từ chuyên gia trong nước và quốc tế, giúp Việt Nam vượt qua thách thức phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Mô hình này không chỉ phù hợp với bối cảnh hiện tại mà còn mở ra cơ hội hợp tác linh hoạt, hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới sáng tạo.

TP – Các chuyên gia đề xuất mô hình Sáng tạo Mở để tận dụng các dòng chảy tri thức, ý tưởng, công nghệ và nguồn lực từ các chuyên gia trong nước và quốc tế, nơi người giỏi không nhất thiết phải đầu quân làm việc toàn thời gian nhưng có thể đóng góp nguồn tri thức, chuyên môn và kinh nghiệm quý giá.

Rất phù hợp với bối cảnh Việt Nam

Ý tưởng này được TS Trần Việt Hùng, nhà sáng lập và là Chủ tịch Got It đề xuất từ chính kinh nghiệm thực tiễn của mình. Ông cho rằng, để giải quyết bài toán phát triển nguồn nhân lực quy mô lớn và chất lượng cao, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thay đổi nhanh chóng, Việt Nam cần cách tiếp cận mới, vượt ra ngoài các mô hình truyền thống. Một trong những cách tiếp cận đó là Sáng tạo Mở (Open Innovation).

Phương pháp này mở ra các kênh, nền tảng và cơ hội – để các chuyên gia toàn cầu có thể đóng góp vào sự phát triển của đất nước, đặc biệt là trong việc xây dựng nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao, thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo như việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong mọi ngõ ngách của cuộc sống.

Đề xuất mô hình Sáng tạo Mở, thu hút nhân tài ảnh 1

Đội tuyển đến từ Việt Nam đã giành Giải Truyền cảm hứng (Inspire Award) tại cuộc thi VEX World Championship 2023 (Giải đấu Robotics Quốc tế được tổ chức thường niên tại Hoa Kỳ). Đây là một trong những hoạt động của STEAM for Vietnam.

Ông cho rằng, mô hình này đặc biệt phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, nơi chúng ta có một cộng đồng lớn các chuyên gia, trí thức tài năng đang sinh sống, học tập và làm việc trên khắp thế giới. “Sáng tạo Mở chính là chìa khóa để huy động nguồn lực trí tuệ quý giá này một cách linh hoạt, hiệu quả, vượt qua các rào cản về địa lý và nguồn lực hữu hạn trong nước”, TS Hùng nêu.

Ông Hùng lấy ví dụ về ứng dụng sáng tạo mở tại Tổ chức STEAM for Vietnam mà chính ông cùng các cộng sự thành lập. Nhận thấy tầm quan trọng của việc trang bị kiến thức và kỹ năng STEAM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, Toán học) từ sớm để hình thành tư duy của công dân toàn cầu trong tương lai, STEAM for Vietnam ra đời với sứ mệnh mang giáo dục STEAM chất lượng quốc tế, hoàn toàn miễn phí tới hàng triệu học sinh Việt Nam.

STEAM for Vietnam hoạt động dựa trên sự đóng góp tự nguyện về thời gian, trí tuệ và tâm huyết của hàng trăm chuyên gia người Việt đang học tập và làm việc trong lĩnh vực STEAM tại các trường đại học, viện nghiên cứu và tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới (như Google, Facebook, Microsoft, Amazon, NASA, MIT, Stanford,…). Họ ở khắp nơi, từ Silicon Valley đến Singapore, từ châu Âu đến Úc, nhưng cùng chung một mong muốn đóng góp cho quê hương thông qua việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. “Đây chính là sự thể hiện rõ nét của việc huy động trí tuệ toàn cầu trong một hệ sinh thái mở”, TS Hùng nêu.

Ông chia sẻ thêm, thông qua nền tảng trực tuyến và các hoạt động trại hè, STEAM for Vietnam đã đào tạo miễn phí cho hàng chục nghìn học sinh về Tư duy máy tính, Lập trình Scratch, Python, Robotics và Trí tuệ nhân tạo. Đặc biệt, chương trình còn triển khai các khóa đào tạo “Generative AI for Teachers”, giúp nâng cao năng lực cho giáo viên, ứng dụng công nghệ AI tiên tiến vào giảng dạy, lan tỏa tác động đến hàng trăm nghìn học sinh khác.

Điều đáng nói là STEAM for Vietnam đạt được những kết quả ấn tượng này với nguồn lực tài chính rất hạn chế và bí quyết nằm ở mô hình Sáng tạo Mở khi kết nối và hợp tác chặt chẽ với nhiều đối tác uy tín như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học VinUni, Đại học Fulbright Việt Nam, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, UNICEF Việt Nam và nhiều doanh nghiệp, tổ chức khác. Mỗi đối tác mang đến một thế mạnh riêng (chuyên môn, cơ sở vật chất, mạng lưới, nguồn lực), cùng nhau tạo nên một hệ sinh thái hỗ trợ hiệu quả và bền vững cho giáo dục STEAM tại Việt Nam. “Đây chính là ví dụ sống động về việc huy động trí tuệ và nguồn lực toàn cầu, hợp tác đa phương một cách linh hoạt, không cần các cấu trúc vật lý cồng kềnh”, TS Hùng nói.

Đề xuất mô hình Sáng tạo Mở, thu hút nhân tài ảnh 2

Hoạt động thực hành chăm sóc & điều trị vết thương tại Trung tâm Mô phỏng Y khoa, Trường Đại học VinUni.

Thúc đẩy tỷ lệ thạc sĩ, nghiên cứu sinh

Theo GS Jean-Marc Lavest, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Việt Nam có sự phân bố hoàn toàn không cân bằng về số lượng người học ở bậc giáo dục đại học, với khoảng 95% tổng số sinh viên dừng lại ở trình độ Cử nhân, chỉ ít hơn 5% người học đăng ký học tiếp lên thạc sĩ và ít hơn 0,5% tiếp tục lên tiến sĩ. Tại Pháp con số cử nhân học tiếp lên thạc sĩ là 35% và Tiến sĩ là 5%. “Nếu không có nguồn sinh viên theo học lên Thạc sĩ và Tiến sĩ trong nước, chúng ta không thể thực hiện một chiến lược nghiên cứu đầy tham vọng cho các phòng thí nghiệm và một chính sách đổi mới chất lượng đội ngũ giáo viên – nhà nghiên cứu mới, những người sẽ mang lại sự đổi mới, uy tín và tầm nhìn khoa học cho đất nước trong ASEAN và trên thế giới trong tương lai”, GS Jean-Marc Lavest nêu. Ông cho rằng, Việt Nam đồng thời phải có các chính sách vừa khuyến khích, vừa tài trợ để một bộ phận thanh niên nâng cao trình độ đào tạo, ít nhất 15% với trình độ thạc sĩ và 2% cho tiến sĩ ngay tại Việt Nam.

Chuyên gia này cũng đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thu hút các chuyên gia, nhà khoa học giỏi làm việc tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu ở Việt Nam. Ông chia sẻ một số giải pháp đang được áp dụng tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội như mời giảng viên nước ngoài, thiết lập và tài trợ cho các vị trí cơ hữu tại trường đại học là giảng viên nước ngoài. Phát hiện, thu hút các tài năng Việt Nam có trình độ quốc tế đang sinh sống tại nước ngoài và có chế độ đãi ngộ cho họ. Xây dựng chính sách cấp bằng đôi để thu hút nhiều người học (đến từ trong nước và quốc thế) hơn theo học thạc sĩ và tiến sĩ tại Việt Nam, đồng thời tài trợ học bổng thạc sĩ và tiến sĩ cho học viên và nghiên cứu sinh trẻ.

Theo đại diện Ban Quản lý các Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp thành phố Hà Nội, nhiều nhà đầu tư tại khu công nghiệp, đặc biệt tại khu công nghệ cao phản ánh họ đang rất thiếu hụt, khó khăn trong tuyển dụng nhân lực trình độ, nhân lực chất lượng cao, nhất là trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao chiến lược như trí tuệ nhân tạo, công nghệ vi mạch, tự động hóa và vật liệu mới.

Để giải quyết thách thức này, Hà Nội đang gấp rút xây dựng dự thảo Nghị quyết của HĐND về “Quy định cơ chế, chính sách, biện pháp ưu đãi, hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực công nghệ cao làm việc tại khu công nghệ cao và thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo tại khu công nghệ cao”. Các chính sách đáng kể đề xuất như hỗ trợ nâng cao điều kiện sống, sinh hoạt, môi trường và điều kiện nghiên cứu – làm việc, nhóm các ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính.

Thành phố mong muốn xây dựng được cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, đãi ngộ tốt đối với đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, nhân lực trình độ cao đến, làm việc tại khu công nghệ cao. “Mục tiêu là xây dựng, hình thành nhiều hệ sinh thái R&D mạnh và bền vững, kiến tạo không gian để người tài, nhà khoa học có thể cống hiến, gắn bó lâu dài, đồng hành với Hà Nội giúp khai thác tiềm lực, phát triển nền kinh tế tri thức, kinh tế số”, đại diện Ban Quản lý các Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp thành phố Hà Nội nêu.

Nhà khoa học là nhân tố then chốt

Nghị quyết 57 nêu giải pháp cần ban hành cơ chế đặc thù thu hút người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài có trình độ cao về Việt Nam làm việc, sinh sống. Có cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch, sở hữu nhà, đất, thu nhập, môi trường làm việc nhằm thu hút, trọng dụng, giữ chân các nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia, các “tổng công trình sư” trong và ngoài nước có khả năng tổ chức, điều hành, triển khai các nhiệm vụ trọng điểm quốc gia về khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo và đào tạo nguồn nhân lực. Xây dựng, kết nối và phát triển mạng lưới chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế.


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc