"Quốc hội ‘vào cuộc’: Chất vấn ‘nóng’ Bộ trưởng Tài chính và Giáo dục – Những vấn đề nào sẽ được đưa ra bàn luận?"

Quốc_hội #Chất_vấn #Bộ_Tài_Chính #Bộ_Giáo_dục

Ngày 23/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về việc tổ chức chất vấn tại kỳ họp thứ 9.

Kết quả, nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính có 255 đại biểu chọn, chiếm trên 80%. Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo có 192 đại biểu chọn, chiếm trên 60%. Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ có 184 đại biểu chọn, chiếm trên 58%.

Căn cứ Quy chế Tổ chức hoạt động giám sát của Quốc hội, 2 lĩnh vực được lựa chọn chất vấn tại kỳ họp thứ 9 là tài chính và giáo dục-đào tạo.

202505130832548886_8e7e045b8414314a6805.jpg
Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng. Ảnh: Quốc hội

Theo chương trình, thời gian chất vấn và trả lời chất vấn là 1,5 ngày (từ ngày 19/6 đến hết buổi sáng ngày 20/6). Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì, điều hành phiên chất vấn.

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng sẽ là người đăng đàn đầu tiên, trả lời chất vấn liên quan công tác tài chính để phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng, làm mới động lực tăng trưởng truyền thống, xác lập, thúc đẩy động lực tăng trưởng mới.

Nhóm vấn đề được lựa chọn chất vấn lần này còn có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế; giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Cơ chế, chính sách thúc đẩy, thu hút đầu tư, phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế cũng là nội dung được lựa chọn.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, các Bộ trưởng Công Thương, Nông nghiệp và Môi trường, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Ngoại giao cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

w 36317e8b1d55a80bf144 90777.jpg
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: Hoàng Hà

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trả lời nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tập trung vào thực trạng và giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học gắn với yêu cầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.  

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng trả lời các vấn đề về thực hiện quy định của pháp luật liên quan tới dạy thêm, học thêm; công tác bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng, chống bạo lực học đường; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long, các Bộ trưởng Tài chính, Nội vụ, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Công an, cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Từ 10h20 sáng 20/6, Thủ tướng (hoặc Phó Thủ tướng được ủy quyền) sẽ có báo cáo về những vấn đề liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội.

Địa bàn rộng hơn khi sáp nhập tỉnh, xã thì quản lý dạy thêm, học thêm thế nào?

Đại biểu Quốc hội kiến nghị cho phép thu phí học thêm dạy thêm trong trường học, đồng thời bày tỏ băn khoăn về cách thức quản lý vấn đề này sau sáp nhập tỉnh, xã…

Thủ tướng: Chấp nhận sự mất mát, coi đó là học phí

Giải quyết các dự án tồn đọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ “chúng ta phải chấp nhận đây là căn bệnh, mà đã có bệnh thì phải chữa, phải mổ xẻ, phải đau đớn, mất tiền”.

Kiến nghị đảm bảo quyền lợi người học giữa tỉnh giàu, tỉnh nghèo

Việc dự thảo chưa quy định rõ nguyên tắc, tiêu chí xác định mức hỗ trợ học phí, có thể dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa các địa phương, từ đó ảnh hưởng đến quyền lợi của người học – đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh (Lào Cai) cho biết.



Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc