"Những trận hải chiến kinh điển làm thay đổi lịch sử thế giới: Từ Vịnh Leyte đến Trafalgar"

NhữngTrậnHảiChiếnChấnĐộngTrongLịchSử

Từ cuộc đụng độ của các hạm đội hùng mạnh đến những chiến công táo bạo bắt nguồn từ các chiến lược hải quân, những cuộc xung đột trên biển đã vang vọng theo thời gian và gây ra tác động vượt xa phạm vi đại dương. 

Chiến tranh trên biển rất nguy hiểm vì tàu thuyền dễ bị tấn công từ trên không, bằng tàu ngầm, pháo binh và cả chiến hạm. Một đòn tấn công chính xác có thể đánh chìm một con tàu và giết chết hàng nghìn người. Dưới đây là những trận hải chiến lớn không chỉ làm thay đổi cục diện chiến tranh mà còn để lại di sản lâu dài. 

Hải chiến Vịnh Leyte

Hải chiến vịnh leyte. Ảnh: National Museum WW2
Hải chiến Vịnh Leyte. Ảnh: National Museum WW2

Theo Global Peace Careers, vào ngày 23/10/1944, trận hải chiến lớn nhất trong lịch sử chiến tranh – trận chiến Vịnh Leyte ở Philippines bùng nổ. Giao tranh kéo dài 4 ngày, diễn ra ở mặt trận Thái Bình Dương giữa quân đội Nhật Bản và lực lượng kết hợp giữa Australia và Mỹ. 

Theo sách Kỷ lục Guinness, hải chiến Vịnh Leyte là lớn nhất trong lịch sử xét về số lượng tàu và máy bay. Vịnh Leyte nằm ở quần đảo Philippines, mở ra biển Philippines và Thái Bình Dương. 

Mỹ đã triển khai 34 tàu sân bay tham gia hải chiến, trong khi Nhật Bản chỉ có 4 hàng không mẫu hạm tham gia, khiến nước này bị rơi vào thế bất lợi. Tính tổng cộng, hai bên đã điều động 300 tàu, trong đó có 44 tuần dương hạm và 21 chiến hạm cùng hơn 400 máy bay tham gia cuộc xung đột trên biển. 

Trong trận hải chiến này, Nhật Bản đã triển khai các chiến hạm lớn nhất từng được chế tạo trên thế giới như Yamato và Musahi. Khi tham chiến, dù sở hữu lớp giáp kim loại dày tới 65cm, chiến hạm khổng lồ Musahi đã bị chìm sau khi trúng 19 quả ngư lôi và 17 quả bom. 

Trận chiến gây ra thương vong lớn cho cả hai phía. Khoảng 10.000 lính Nhật đã thiệt mạng, toàn bộ 4 tàu sân bay và 26 tàu chiến của nước này bị đánh chìm. Trong khi đó, Mỹ mất 3.000 thủy thủ và 6 tàu bị phá hủy. 

Thất bại ở Vịnh Leyte đã giáng một đòn lớn vào tham vọng của Nhật Bản, làm tê liệt hải quân nước này và trao cho Mỹ quyền chỉ huy không thể tranh cãi ở Thái Bình Dương. 

Cuộc đụng độ lớn nhất của các chiến thuyền

Trận chiến Lepanto diễn ra vào ngày 7/10/1571 là cuộc đụng độ lớn nhất của các chiến thuyền trong lịch sử. Gần 500 chiến thuyền và hơn 60.000 người đã tham gia cuộc xung đột quân sự diễn ra ở vùng biển ngoài khơi tây nam Hy Lạp, giữa Đế chế Ottoman và Liên minh Thần thánh, gồm nước Cộng hòa Venice, Vương quốc Tây Ban Nha, Cộng hòa Genova, Công quốc Savoie, Vatican cùng một số đồng minh khác. 

Trận kịch chiến kéo dài 5 giờ này là một phần của Chiến tranh Sip (1570 – 1573). Sau cuộc giao tranh ác liệt, Liên minh Thần thánh đã giành thắng lợi nhờ ưu thế về pháo binh và một số vũ khí khác, quân Ottoman bị đẩy lùi và khoảng 15.000 nô lệ theo Cơ đốc giáo được trả tự do. 

Chiến thắng này giúp Liên minh Thần thánh có quyền kiểm soát tạm thời Địa Trung Hải, bảo vệ Rome khỏi nguy cơ bị xâm lược, đồng thời ngăn cản Đế chế Ottoman tiến sâu vào châu Âu. 

Trận hải chiến này là đỉnh cao của thời đại chiến tranh thuyền buồm ở Địa Trung Hải và cũng là trận đánh lớn cuối cùng giữa các chiến thuyền vận hành bằng sức người chèo thuyền.

Trận Trafalgar

Trận Trafalgar. Ảnh: Britis Battle
Trận Trafalgar. Ảnh: Britis Battle

Trận Trafalgar là sự kiện mang tính thời đại trong biên niên sử chiến tranh hải quân, ghi dấu ấn trong lịch sử như một trong những cuộc đụng độ quan trọng nhất từng diễn ra trên biển. 

Cuộc đối đầu mang tính lịch sử này xảy ra vào ngày 21/10/1805 tại mũi Trafalgar, Tây Ban Nha. Trong đó, hạm đội Anh đã đánh bại liên quân Pháp và Tây Ban Nha, đưa họ trở thành lực lượng hải quân thiện chiến hàng đầu thế giới. 

Trong một nỗ lực táo bạo nhằm chuẩn bị cho cuộc xâm lược của Anh, hạm đội của liên quân Pháp và Tây Ban Nha đã tập hợp 33 chiến thuyền, 5 khinh hạm tại cảng Cadiz. Thông tin về cuộc tập hợp đã truyền tới tai chiến lược gia lỗi lạc – Đô đốc Horatio Nelson và ông đã nhanh chóng điều động một hạm đội gồm 27 tàu chiến, 4 khinh hạm để đối đầu với mối đe dọa sắp xảy ra. 

Mặc dù hạm đội của Pháp và Tây Ban Nha áp đảo về số lượng tàu chiến, vũ khí và nhân lực, nhưng quân Anh dưới sự lãnh đạo xuất sắc của Đô đốc Nelson đã chia làm 2 đội, tấn công hạm đội của đối phương từ cả mặt trước và mặt sau. Dù Đô đốc Nelson bị thương nặng và tử trận, nhưng người Anh đã giành được chiến thắng quyết định. 

Trong trận hải chiến ác liệt đó, số lượng quân Pháp và Tây Ban Nha tử trận và bị thương lên tới 16.000 người, phía Anh là 1.587 người. 

Hải chiến Tsushima

Video: Mariner’s Mirror

Trận Tsushima diễn ra trong 2 ngày 27 – 28/5/1905 tại eo biển Tsushima, giữa Nga và Nhật Bản là trận giao tranh quyết định của cuộc chiến giữa hai nước và cũng là cuộc xung đột trên biển đầu tiên, trong đó điện báo đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trận chiến được mô tả là sự kiện hải quân lớn nhất và quan trọng nhất kể từ trận Trafalgar, chứng minh sự trỗi dậy của Nhật Bản với tư cách là một cường quốc hải quân đáng gờm. 

Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, vốn đã suy yếu từ các cuộc xung đột trước, đã thành lập liên đội mới từ các tàu chiến cũ của Hạm đội Baltic để tham gia trận chiến này. 

Khi cuộc đối đầu diễn ra, lực lượng Nhật Bản giành được ưu thế về chiến thuật, hứng chịu thương vong tối thiểu. Ngược lại, quân Nga gánh chịu tổn thất đáng kể với 35 trong số 45 tàu chiến của nước này bị bắt giữ hoặc đánh chìm. 

Mỹ, Nga từng suýt chiến tranh hạt nhân vì Syria

Tình trạng căng thẳng ở Syria hiện nay khiến người ta nhớ lại sự kiện cách đây 45 năm, khi Mỹ và Nga suýt chiến tranh hạt nhân vì quốc gia Trung Đông này.



Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc