Người được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng thành công: Hành trình từ bóng tối ra ánh sáng! 🌟 #TáiHòaNhậpCộngĐồng

Trong bối cảnh xã hội ngày càng nhân văn và bao dung, những người được đặc xá đang chứng minh rằng họ hoàn toàn có thể làm lại cuộc đời. Với tỷ lệ tái phạm chỉ 0,1%, nhiều người đã trở thành doanh nhân thành đạt và tích cực đóng góp cho cộng đồng. Cùng khám phá hành trình tái hòa nhập đầy cảm hứng và những chính sách hỗ trợ thiết thực từ nhà nước, giúp họ tự tin bước vào một tương lai tươi sáng! 🌱✨

👉 #TáiHòaNhậpCộngĐồng #NhânVăn #CơHộiMới

Nhờ đó, tỷ lệ người được đặc xá tái phạm rất thấp, hầu hết người được đặc xá trở về đã nhanh chóng tái hoà nhập cộng đồng, có cuộc sống ổn định và làm ăn lương thiện, nhiều người trong số họ đã trở thành doanh nhân thành đạt hoặc tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương.

Tái hòa nhập cộng đồng cho những người được đặc xá -0
Đại tá Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng.

Để bạn đọc hiểu rõ hơn về công tác tái hoà nhập cộng đồng, tạo điều kiện cho phạm nhân sau khi hết án trở về, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Đại tá Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng.

Phóng viên: Đồng chí có thể đánh giá về kết quả nổi bật trong công tác tái hoà nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù và người được đặc xá thời gian qua?

Đại tá Nguyễn Văn Long: Công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù và người được đặc xá là một trong những nội dung quan trọng trong thi hành án hình sự, thể hiện rõ chính sách khoan hồng, nhân văn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, công tác này đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Trước hết, về hoàn thiện chính sách pháp luật, chúng tôi đã tham mưu ban hành nhiều văn bản quan trọng như Nghị định số 49/2020/NĐ-CP, Chỉ thị số 33/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và gần đây là Quyết định số 22 về tín dụng hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù. Các chính sách này không chỉ tạo hành lang pháp lý đồng bộ mà còn giúp họ có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để làm ăn, phát triển kinh tế. Công tác tuyên truyền cũng có bước chuyển rõ rệt. Nhận thức của xã hội về người chấp hành xong án đã thay đổi tích cực, sự kỳ thị giảm dần, thay vào đó là tinh thần sẻ chia, hỗ trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng. Đặc biệt, chúng tôi đang đẩy mạnh tuyên truyền trên không gian mạng thông qua hệ thống truyền thông số “Con đường hướng thiện” gồm Website, Fanpage và Youtube, nhằm lan tỏa các mô hình điển hình, câu chuyện nhân văn và phản ánh thực tiễn tái hòa nhập trong bối cảnh chuyển đổi số.

Cùng với đó, tỷ lệ tái phạm tội tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp. Đây là kết quả của sự phối hợp hiệu quả giữa các ngành, các cấp, trong đó lực lượng Công an giữ vai trò nòng cốt trong việc giám sát, hỗ trợ và đồng hành cùng người tái hòa nhập. Nhiều mô hình thiết thực đã được triển khai như quỹ hỗ trợ tái hòa nhập, phiên giao dịch việc làm, đào tạo nghề, tư vấn tâm lý, hỗ trợ tài chính… Các mô hình này không chỉ giúp người chấp hành xong án và người được đặc xá sớm ổn định cuộc sống mà còn góp phần xây dựng một môi trường xã hội an toàn, nhân văn và bền vững.

Những kết quả đó khẳng định hiệu quả của chính sách tái hòa nhập cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội an toàn, nhân văn và phát triển bền vững.

Phóng viên: Đề nghị đồng chí cho biết tỷ lệ tái phạm tội của người chấp hành xong án phạt tù. Qua đó tiếp tục khẳng định ra sao về tính bền vững của các chủ trương, chính sách hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá?

Đại tá Nguyễn Văn Long: Có thể nói, tỷ lệ tái phạm tội của những người chấp hành xong án phạt tù là thước đo đánh giá hiệu quả công tác tái hoà nhập cộng đồng. Rất đáng mừng là trong nhưng năm vừa qua, kết quả công tác tái hoà nhập cộng đồng đã kéo giảm và duy trì tỷ lệ tái phạm tội của người chấp hành xong án phạt tù ở mức thấp, trung bình (khoảng 2,8%); góp phần rất quan trọng vào công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự, phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Đặc biệt, đối với các đợt đặc xá do Chủ tịch nước quyết định, tỷ lệ tái phạm luôn duy trì trên dưới 0,1% – một con số rất thấp, khẳng định hiệu quả bền vững của các biện pháp phòng ngừa và chính sách hỗ trợ tái hòa nhập. Điều này cho thấy các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã đi vào thực tiễn một cách đồng bộ, hiệu quả và ngày càng ổn định, bền vững

Phóng viên: Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù đã triển khai được gần 2 năm. Đề nghị đồng chí cho biết kết quả triển khai thực hiện trên thực tế và ý nghĩa nhân văn của quyết định này?

Đại tá Nguyễn Văn Long: Năm 2023, Bộ Công an đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 về chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một chính sách cụ thể, riêng biệt nhằm hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù và các cơ sở sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Tính đến 15/4/2025, đã có hơn 10.600 người chấp hành xong án phạt tù và người được đặc xá được vay vốn với tổng số tiền giải ngân gần 900 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn người vay đã sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả, và tỷ lệ rủi ro tín dụng rất thấp. Điều đó cho thấy chính sách đã đáp ứng trúng yêu cầu thực tiễn, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực và thực sự đi vào cuộc sống.

Về mặt nhân văn, Quyết định số 22 thể hiện rõ quan điểm nhất quán và tiến bộ của Đảng, Nhà nước: không chỉ khoan hồng mà còn trao cơ hội cụ thể, thiết thực để người chấp hành xong án phạt tù tự lực vươn lên, ổn định cuộc sống, làm lại từ đầu. Việc hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay không chỉ giúp họ tái hòa nhập mà còn mang lại lợi ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội, góp phần xây dựng một môi trường sống nhân văn, bao dung và phát triển bền vững.

Tái hòa nhập cộng đồng cho những người được đặc xá -1
Cán bộ Trại giam Ngọc Lý hướng dẫn phạm nhân viết đơn xin đặc xá.

Phóng viên: Đề nghị đồng chí chia sẻ kinh nghiệm trong công tác tái hoà nhập cộng đồng, nhìn nhận như thế nào về vai trò phối hợp của các ban ngành, chính quyền địa phương, hỗ trợ giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá vươn lên trong cuộc sống?

Đại tá Nguyễn Văn Long: Tái hòa nhập cộng đồng là một nhiệm vụ mang tính xã hội sâu sắc, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là tại cấp cơ sở – nơi trực tiếp tiếp nhận, quản lý và hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá sau khi trở về địa phương.

Qua thực tiễn triển khai thời gian qua, chúng tôi rút ra một kinh nghiệm quan trọng: phải có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các lực lượng nòng cốt tại địa phương, trong đó nổi bật là ba chủ thể chính:

Chính quyền cấp xã, cụ thể là UBND cấp xã, giữ vai trò chủ trì, có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo và đảm bảo các điều kiện thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn. Công an cấp xã là lực lượng chủ công, nòng cốt trong tham mưu, hướng dẫn và trực tiếp tổ chức triển khai các biện pháp cụ thể; đồng thời làm đầu mối điều phối các cơ quan, tổ chức, ban, ngành, đoàn thể cùng tham gia hỗ trợ người tái hòa nhập. Các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương như Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên… là lực lượng đồng hành quan trọng, trực tiếp tham gia vào công tác giáo dục, tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ tâm lý, giúp đỡ người tái hòa nhập tự tin, ổn định cuộc sống.

Có thể khẳng định rằng, sự phối hợp tốt giữa các lực lượng tại cơ sở chính là yếu tố quyết định để công tác tái hòa nhập đi vào thực chất, bền vững và mang lại hiệu quả lâu dài. Bên cạnh đó, cần thường xuyên nâng cao nhận thức, tăng cường tuyên truyền, và nhân rộng những mô hình điển hình, cách làm hiệu quả, để tạo nên sự lan tỏa tích cực trong toàn xã hội.

Phóng viên: Đối với những người được đặc xá, người chấp hành xong án phạt tù trong dịp Đại lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4//2025, Bộ Công an sẽ tiếp tục có những hỗ trợ thiết thực như thế nào, để giúp họ tự tin tái hoà nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời, thưa đồng chí?

Đại tá Nguyễn Văn Long: Thực hiện Quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước, Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự tại cộng đồng đã chủ động ban hành kế hoạch, có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Công an các địa phương triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhằm hỗ trợ người được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng một cách hiệu quả, bền vững.

Trọng tâm là chỉ đạo Công an cấp xã làm tốt công tác tiếp nhận, quản lý, giám sát, giáo dục, hỗ trợ người được đặc xá ngay từ khi họ trở về địa phương; nắm chắc số liệu, tình hình cư trú để chủ động theo dõi, hỗ trợ phù hợp.

Đặc biệt, Cục xác định chính sách tín dụng theo Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ là một nội dung then chốt. Chúng tôi yêu cầu Công an cấp xã bảo đảm 100% người được đặc xá được tư vấn đầy đủ, và toàn bộ trường hợp đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn phải được lập danh sách gửi Ngân hàng Chính sách xã hội để xem xét giải quyết kịp thời.

Bên cạnh đó, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, trong đó có việc vận hành hệ thống truyền thông số “Con đường hướng thiện” để lan tỏa các mô hình, câu chuyện tích cực, góp phần thay đổi nhận thức xã hội, giảm kỳ thị và tạo điều kiện cho người tái hòa nhập được đón nhận, hỗ trợ.

Ngoài ra, Cục cũng phối hợp nhân rộng các mô hình hiệu quả tại địa phương như: quỹ hỗ trợ tái hòa nhập, phiên giao dịch việc làm, mô hình cảm hóa – giáo dục tại cộng đồng, qua đó giúp người được đặc xá có cơ hội ổn định cuộc sống, làm lại từ đầu một cách tự tin và có định hướng rõ ràng.

Chúng tôi tin tưởng rằng, với sự vào cuộc đồng bộ của các lực lượng chức năng và chính quyền cơ sở, cùng sự nỗ lực từ chính người được đặc xá, công tác tái hòa nhập cộng đồng năm 2025 sẽ đạt kết quả thực chất, nhân văn và bền vững.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đồng chí!


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc