"Người đàn ông ngồi lên Ngai vàng triều Nguyễn ở Huế: Đối mặt mức án lên đến 7 năm tù"
#Người_đàn_ông #Ngai_vua_triều_Nguyễn #Huế #Di_sản_văn_hóa #Bảo_vật_quốc_gia

(PLO)- Người đàn ông ngồi lên Ngai vua triều Nguyễn trong Đại Nội Huế có thể bị xử lý về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo điểm c, Khoản 2, Điều 178 BLHS.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết đã có báo cáo gửi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND TP Huế, Cục Di sản Văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao TP Huế về sự việc xảy ra ở điện Thái Hòa.

Theo đó, vào lúc 11 giờ 55 phút ngày 24-5, Hồ Văn Phương Tâm (42 tuổi, ở phường Hương Long, quận Phú Xuân, TP Huế) mua vé vào cổng của Đại nội Huế.

Lúc vào khu vực Điện Thái Hòa, Tâm có biểu hiện không bình thường, một nhân viên bảo vệ đã mời người này đi ra phía hậu điện. Tuy nhiên, người đàn ông này sau đó quay lại, lẻn vào khu vực trưng bày ngai vua triều Nguyễn, la hét và sau đó làm gãy phần tựa phía trước tay bên trái.

Hành động trên khiến nhiều người bất bình và đặt ra câu hỏi về trách nhiệm pháp lý của nam du khách trên?

ngồi lên ngai vàng
Người đàn ông ngồi lên, đập phá ngai vàng trong điện Thái Hòa. Ảnh chụp màn hình.
ngai vua triều nguyễn
Người đàn ông ngồi lên ngai vàng và đập phá khiến một phần bảo vật này bị hư hỏng.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, TS Trần Thanh Thảo, giảng viên Khoa Luật hình sự, Trường Đại học Luật TP.HCM, cho biết: Theo Quyết định số 2382 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia, Ngai vua triều Nguyễn (Niên đại: 1802 – 1945, hiện lưu giữ tại điện Thái Hòa thuộc di tích Cố đô Huế) được công nhận là bảo vật quốc gia.

Hành vi đập phá của người đàn ông khiến một phần bảo vật này bị gãy, hư hỏng… Trong trường hợp này, người đàn ông chỉ đập phá ngai vàng là bảo vật quốc gia, mà không đập phá những khu vực khác trong Điện Thái Hòa (nơi được công nhận là di sản văn hóa thế giới).

Do đó, người đàn ông có thể bị xử lý về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điểm c, Khoản 2, Điều 178 BLHS, với tình tiết định khung là gây thiệt hại tài sản là bảo vật quốc gia. Khung hình phạt tương ứng 2-7 năm tù.

Nói thêm, TS Thảo cho biết, tại Công văn số 206 ngày 27-12-2022 của TAND Tối cao về kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong công tác xét xử có nêu tình huống: Người có hành vi hủy hoại tài sản thuộc khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên thì phạm tội “vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 345 BLHS hay tội “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” theo Điều 178 BLHS, hay cả hai tội?

Theo giải đáp của TAND Tối cao, trường hợp người có hành vi hủy hoại tài sản thuộc khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh mà hành vi hủy hoại đã làm cho tài sản của khu di tích bị hư hỏng hoặc mất giá trị sử dụng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 BLHS nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.

Nếu người đàn ông ngồi lên ngai vàng bị tâm thần thì sao?

Liên quan đến thông tin nam du khách Hồ Văn Phương Tâm có dấu hiệu tâm thần, hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Huế đang tiến hành trưng cầu giám định tâm thần đối với Hồ Văn Phương Tâm.

Nếu kết quả giám định xác nhận người đó bị bệnh tâm thần trong lúc gây án, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thể căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh (theo khoản 1 Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015).

Bên cạnh đó, theo Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015, nếu một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong lúc mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi, thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên không phải ai mắc bệnh tâm thần cũng được miễn trách nhiệm hình sự. Chỉ những người bị bệnh trong lúc gây án và bệnh đó làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi thì mới không bị truy cứu.

Trường hợp một người có đầy đủ năng lực hành vi khi phạm tội, nhưng sau đó mới mắc bệnh tâm thần thì họ vẫn có thể bị xử lý hình sự. Trong trường hợp này, Tòa án có thể ra quyết định bắt buộc chữa bệnh trước, và sau khi khỏi bệnh, họ sẽ tiếp tục bị xét xử (theo khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015).

Luật sư Trần Thị Thanh Thảo, Đoàn Luật sư TP.HCM

Cần giám sát chặt chẽ hơn

Bạn Lê Thị Hồng Vân bày tỏ: “Tôi sinh ra ở Huế, lớn lên bên những công trình cổ kính, từng tự hào khi giới thiệu với bạn bè quốc tế về Điện Thái Hòa – biểu tượng quyền lực của Hoàng thành Huế. Nhưng nay, di sản ấy đã bị hư hại.

Tôi kiến nghị các cơ quan chức năng cần sớm điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh vụ việc theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, mong các cơ quan quản lý văn hóa, ngành du lịch phối hợp chặt chẽ để nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường biện pháp bảo vệ di sản. Di sản là tài sản chung của nhân loại, nhưng trách nhiệm gìn giữ thuộc về chính chúng ta, ngay hôm nay – trước khi quá muộn”.

Bạn đọc Nguyễn Anh Tuấn: “Một bảo vật quốc gia tại sao không được giám sát chặt chẽ? Tại sao du khách có thể dễ dàng tiếp cận, thậm chí ngồi lên và đập phá?

Theo tôi, cần rà soát lại toàn bộ hệ thống bảo vệ các điểm di tích trọng yếu, đặc biệt là những hiện vật mang giá trị biểu tượng như ngai vàng. Không thể để những bảo vật, di sản bị xâm hại thêm..

Theo dõi Báo Pháp Luật Tp HCM trên Google News


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc