Mỹ – Iran Chuyển Từ Đàm Phán Gián Tiếp Sang Trực Tiếp: Bước Ngoặt Hay Thách Thức Mới?
#MỹIran #ĐàmPhánHạtNhân #NgoạiGiao #CăngThẳng #HòaBình
Giới quan sát đánh giá đây là bước tiến quan trọng, nhưng sự thiếu phối hợp với châu Âu có thể làm giảm hiệu quả ngoại giao.
—
### Cuộc Đối Thoại “Mặt Đối Mặt” Đầu Tiên Sau Nhiều Năm
Theo Reuters, Mỹ và Iran dự kiến tổ chức đàm phán trực tiếp vào ngày 12/4 tại Oman, với sự tham gia của Đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff và một quan chức cấp cao Iran. Đây là lần đầu tiên hai bên ngồi lại cùng nhau kể từ thời cựu Tổng thống Barack Obama, bất chấp việc Tehran trước đó khẳng định chỉ đàm phán gián tiếp qua trung gian Oman.
#QuanHệMỹIran #ĐịaChínhTrị #Oman
—
### Vừa Đàm Phán, Vừa Gia Tăng Sức Ép
Ngay trước thềm đàm phán, Mỹ áp đặt thêm lệnh trừng phạt nhắm vào mạng lưới xuất khẩu dầu của Iran, bao gồm các công ty tại UAE, Ấn Độ và Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tuyên bố: *”Washington sẵn sàng dùng vũ lực nếu đàm phán thất bại”*, trong khi Tehran cảnh báo sẽ trục xuất thanh sát viên IAEA nếu bị đe dọa quân sự.
#TrừngPhạt #CăngThẳngLeoThang #ChiếnThuật
—
### Châu Âu Bị “Bỏ Rơi” Dù Nắm Quân Bài Then Chốt
Các nước EU không được thông báo về cuộc đàm phán, dù họ kiểm soát cơ chế *”snapback”* – quyền tái áp đặt trừng phạt của LHQ. Israel đang thúc đẩy Anh, Đức, Pháp kích hoạt cơ chế này trước tháng 6, động thái có thể khiến Iran xem xét lại chính sách hạt nhân. Chuyên gia Blaise Misztal (JINSA) nhấn mạnh: *”Thiếu phối hợp với đồng minh, Mỹ sẽ giảm sức ép ngoại giao và tăng nguy cơ xung đột”*.
#EU #Snapback #DiễnBiếnPhứcTạp
—
### Iran: Giữ Thái Độ Cứng Rắn Nhưng Mở Cửa Cho Đối Thoại
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian khẳng định chương trình hạt nhân chỉ phục vụ mục đích hòa bình, đồng thời sẵn sàng giải tỏa mọi nghi ngờ với IAEA. Tuy nhiên, cố vấn của Lãnh tụ Khamenei cảnh báo: *”Nếu bị tấn công, Tehran sẽ chuyển uranium làm giàu đến nơi an toàn và cắt đứt hợp tác với IAEA”*.
#Tehran #HạtNhân #ĐeDọaChiếnTranh
—
### Bối Cảnh Từ Thỏa Thuận JCPOA Đổ Vỡ
Năm 2018, cựu Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi JCPOA – thỏa thuận hạn chế hạt nhân đổi lấy dỡ bỏ trừng phạt. Kể từ đó, Iran dần vi phạm các cam kết, trong khi Mỹ siết chế tài. Cuộc đàm phán lần này được xem là nỗ lực hiếm hoi để phá vỡ bế tắc, nhưng lịch sử cho thấy thành công không dễ đạt được.
#JCPOA #LịchSửPhứcTạp #HyVọngMongManh
—
👉 Theo dõi cập nhật để không bỏ lỡ diễn biến tiếp theo!
#TinTứcQuốcTế #PhânTích #TheoDõi
Giới quan sát đánh giá, cuộc đàm phán là bước tiến quan trọng trong nỗ lực hướng tới hòa bình của Mỹ và Iran. Tuy vậy, các nhà ngoại giao châu Âu lại không được thông báo về cuộc đàm phán này, dù họ nắm giữ “quân bài quan trọng” liên quan đến khả năng tái áp đặt trừng phạt của Liên hợp quốc với Iran.
Tehran tuyên bố Iran sẵn sàng giải quyết mọi sự mơ hồ hiện có về các hoạt động hạt nhân của mình. Nguồn: Anadolu Agency
Reuters ngày 11/4 dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết, Mỹ dự kiến tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp với Iran vào cuối tuần này để thảo luận về chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo. Theo đó, cuộc đàm phán giữa Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ phụ trách vấn đề Trung Đông Steve Witkoff và một quan chức cấp cao Iran đã được lên lịch vào ngày 12/4 tại Oman.
Phát biểu tại cuộc họp nội các do Tổng thống Donald Trump chủ trì, Ngoại trưởng Marco Rubio hy vọng cuộc đàm phán này sẽ đi đến hòa bình. Mặc dù vậy, ngay trước thềm cuộc họp, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã áp dụng thêm lệnh trừng phạt nhắm vào dầu mỏ của Iran. Theo đó, Bộ Tài chính Mỹ nhắm vào một số cá nhân và thực thể có trụ sở tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và hai thực thể có trụ sở tại Ấn Độ sở hữu và vận hành các tàu vận chuyển dầu của Iran. Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cho biết: “Mỹ vẫn tập trung vào việc ngăn chặn mọi yếu tố trong hoạt động xuất khẩu dầu củaIran, đặc biệt là những bên tìm cách hưởng lợi từ hoạt động thương mại này”.
Ngoài ra, các lệnh trừng phạt mới của Bộ Ngoại giao Mỹ còn nhằm vào một công ty điều hành cảng có trụ sở tại Trung Quốc, cáo buộc công ty này đã tiếp nhận ít nhất 8 chuyến dầu thô của Iran trong vài năm qua. Theo một số chuyên gia phân tích, điều này trái logic bởi Washington thường tạm dừng các lệnh trừng phạt mới trước các cuộc đàm phán tế nhị với các đối thủ như Iran. Nhưng một số ý kiến khác thì cho rằng đây là cách mà ông Trump muốn gây sức ép tối đa lên Tehran để cuộc đàm phán diễn ra tích cực. Trong tuyên bố mới nhất, Tổng thống Mỹ cho biết, Iran sẽ gặp rắc rối lớn nếu các cuộc đàm phán không thành công, đồng thời nhấn mạnh rằng Washington sẵn sàng dùng vũ lực nếu cần thiết.
Về phần mình, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian ngày 11/4 một lần nữa khẳng định lập trường hòa bình của Tehran, cam kết không theo đuổi việc sản xuất bom hạt nhân. Trước đó, Ngoại trưởng Iran Araghchi nêu rõ, chương trình hạt nhân của Iran hoàn toàn hòa bình và hợp pháp, đồng thời cho biết Iran sẵn sàng giải quyết mọi sự mơ hồ hiện có về các hoạt động hạt nhân của mình. Tuy nhiên, một cố vấn của nhà lãnh đạo tối cao Ali Khamenei cảnh báo, Iran có thể trục xuất các thanh sát viên thuộc cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc khi các mối đe dọa gia tăng trước các cuộc đàm phán quan trọng với Mỹ. Trên mạng xã hội X, Cố vấn Shamkhani nêu rõ: “Sự tiếp diễn của các mối đe dọa bên ngoài và Iran đang trong tình trạng bị tấn công quân sự có thể dẫn đến các biện pháp răn đe, bao gồm trục xuất các thanh sát viên từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và chấm dứt hợp tác”. Ông Shamkhani cho biết thêm: “Việc chuyển các vật liệu đã làm giàu đến các địa điểm an toàn cũng có thể được xem xét”.
Theo Reuters, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Moscow ủng hộ giải pháp ngoại giao và chính trị cho sự bế tắc giữa Washington và Tehran về chương trình hạt nhân của Iran. Trong khi đó, các nhà ngoại giao châu Âu cho hay, họ không được thông báo về cuộc đàm phán này. Giới phân tích nhận định, Mỹ cần triển khai một chiến lược ngoại giao phối hợp chặt chẽ với các đồng minh châu Âu khi tham gia các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran. Ông Blaise Misztal, Phó Chủ tịch Viện Chính sách thuộc Viện An ninh Quốc gia Do Thái (JINSA) nêu rõ, các quốc gia châu Âu đang nắm giữ “quân bài quan trọng” liên quan đến khả năng tái áp đặt các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc với Iran, còn gọi là snapback.
Được biết, Israel – đối thủ lâu năm của Iran, đã tích cực vận động nhóm E3 gồm Anh, Đức, Pháp, kích hoạt cơ chế snapback. Và phía E3 đã thông báo với Iran rằng từ nay cho đến cuối tháng 6, họ có thể sẽ kích hoạt cơ chế này. Tehran cảnh báo điều đó sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và có thể buộc Iran phải xem xét lại học thuyết hạt nhân. Do vậy, việc Mỹ không phối hợp với các quốc gia châu Âu có thể làm giảm sức ép ngoại giao của Washington và khiến khả năng hành động quân sự của Mỹ và Israel đối với Tehran tăng cao. “Phối hợp giữa các bên là yếu tố then chốt để đảm bảo sức ép tối đa và để bất kỳ nỗ lực ngoại giao nào cũng có cơ hội thành công”, ông Blaise Misztal nói.
Trước đó, Mỹ và Iran từng tiến hành một số vòng đàm phán gián tiếp dưới thời cựu Tổng thống Joe Biden song hầu như không đạt được tiến triển nào. Các cuộc đàm phán trực tiếp gần đây nhất giữa hai bên diễn ra dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama và đến thời điểm trước khi Mỹ ra thông tin về đàm phán trực tiếp, Iran vẫn một mực tuyên bố chỉ đàm phán gián tiếp với Mỹ dưới sự trung gian của Oman.
Năm 2018, khi trong nhiệm kỳ cầm quyền đầu tiên, Tổng thống Donald Trump là người đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) ký giữa Iran với Nhóm P5+1 (gồm Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Đức) năm 2015. Thỏa thuận này đặt ra những giới hạn nghiêm ngặt đối với các hoạt động hạt nhân của Iran để đổi lấy việc nới lỏng các lệnh trừng phạt. Việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran đã khiến nhà nước Hồi giáo ngừng thực hiện các nghĩa vụ trong thỏa thuận.
Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt
Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.