Mỹ Hoãn Áp Thuế 90 Ngày: Phản Ứng Quốc Tế Rẽ Hai Ngả – Căng Thẳng Hay Hợp Tác?
#Mỹ #ThuếQuan #ThươngMại #QuốcTế #Trump
Quyết định bất ngờ của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày đã gây ra làn sóng phản ứng trái chiều trên toàn cầu. Trong khi một số quốc gia bày tỏ sự hoan nghênh, thì những lo ngại về chiến lược thương mại đầy rủi ro của Mỹ vẫn hiện hữu.
Theo tuyên bố của Tổng thống Trump, quyết định này là để ghi nhận hơn 75 quốc gia đã chủ động đàm phán với Mỹ nhằm giải quyết các bất đồng thương mại. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho rằng chiến lược đàm phán cứng rắn của ông Trump đã thành công, thu hút sự tham gia đàm phán từ nhiều quốc gia. Ông Bessent tuyên bố Mỹ sẽ giảm thuế xuống mức cơ sở 10% cho các quốc gia này, với thông điệp “đừng trả đũa và bạn sẽ được đền đáp”.
Phản ứng tích cực và thận trọng:
Thủ tướng Canada Mark Carney đánh giá cao động thái này, gọi đây là tin tốt cho nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo về nguy cơ tiềm tàng từ việc tái cấu trúc hệ thống thương mại quốc tế theo cách của ông Trump, gây ra sự hỗn loạn trên thị trường tài chính và đe dọa sinh kế người dân. Tương tự, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp François Villeroy de Galhau coi đây là “bước đầu tiên hướng đến một nền kinh tế ổn định hơn”, trong khi Thủ tướng tương lai của Đức Friedrich Merz cho rằng đây là minh chứng cho hiệu quả của sự đoàn kết châu Âu, kêu gọi dỡ bỏ hoàn toàn thuế quan xuyên Đại Tây Dương. Đặc phái viên thương mại cấp cao của Hàn Quốc Cheong In Kyo cũng đánh giá đây là “tin tích cực”, nhấn mạnh cần nhanh chóng thúc đẩy các cuộc tham vấn để giảm thiểu tác động tiêu cực.
Thị trường chứng khoán bùng nổ, nhưng rủi ro vẫn hiện hữu:
Thị trường tài chính toàn cầu phản ứng tích cực ngay lập tức. Chỉ số S&P 500 tăng hơn 8%, Dow Jones tăng 7,27%, Nasdaq Composite tăng tới 10,77% (theo giờ Mỹ). Các thị trường chứng khoán châu Á cũng tăng mạnh. Tuy nhiên, việc Mỹ tăng mạnh thuế đối với hàng hóa Trung Quốc lên 125% (và Trung Quốc đáp trả bằng việc tăng thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ) cho thấy cuộc chiến thương mại vẫn chưa kết thúc và rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu vẫn rất lớn. Giới phân tích cho rằng động thái của ông Trump nhắm nhiều hơn vào việc xoa dịu thị trường chứng khoán, vốn đã giảm mạnh trong những ngày trước đó.
Hợp tác hay đối đầu? Phản ứng đa chiều từ châu Úc:
Australia và New Zealand tuyên bố sẽ hợp tác với các quốc gia khác để đưa ra phản ứng chung nhằm củng cố thương mại tự do, nhưng cả hai đều khẳng định sẽ không trả đũa. Bộ trưởng Ngoại giao Australia Penny Wong cho biết đã thảo luận với các quốc gia Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và EU về một phản ứng chung. Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon cũng lên kế hoạch điện đàm với một số nhà lãnh đạo thế giới để thảo luận về thương mại tự do, và sẽ gặp Thủ tướng Anh Keir Starmer vào cuối tháng 4/2025 để thảo luận về thương mại, an ninh và địa chính trị.
Tóm lại, quyết định hoãn áp thuế của Mỹ tạo ra một bức tranh phức tạp về quan hệ thương mại quốc tế. Trong khi một số quốc gia đón nhận tích cực, thì nguy cơ leo thang căng thẳng thương mại, đặc biệt giữa Mỹ và Trung Quốc, vẫn còn hiện hữu, đe dọa sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu.
Theo Tổng thống Trump, quyết định tạm dừng áp thuế nhằm “ghi nhận thực tế rằng đã có hơn 75 quốc gia chủ động đàm phán với Mỹ để giải quyết các bất đồng thương mại toàn cầu”.
Đây được coi là bước đi bất ngờ nhưng mang tính chiến lược của Mỹ. Bộ trưởng tài chính Mỹ Scott Bessent giải thích: “Chúng ta đã thấy chiến lược đàm phán thành công mà Tổng thống Trump đã thực hiện một tuần nay. Nó đã đưa hơn 75 quốc gia tiến tới đàm phán. Ông ấy đã phải rất can đảm để giữ vững lập trường cho đến thời điểm này. Tôi muốn nói rằng “đừng trả đũa và bạn sẽ được đền đáp”. Vì vậy, mọi quốc gia trên thế giới muốn đến và đàm phán, chúng tôi sẵn sàng lắng nghe các bạn. Chúng tôi sẽ giảm xuống mức thuế cơ sở 10% cho họ”.
Đã có nhiều phản ứng tích cực ngay sau quyết định hoãn thuế của Mỹ. Thủ tướng Canada Mark Carney gọi quyết định “hoãn thuế” là động thái đáng hoan nghênh đối với nền kinh tế toàn cầu”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Getty
Tuy nhiên, ông Mark Carney vẫn thận trọng về các nguy cơ khi bị Mỹ áp thuế mới: “Tổng thống Trump đang cố gắng tái cấu trúc hệ thống thương mại quốc tế theo cách của ông và trong quá trình đó, ông đang làm tổn hại đến nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta đã thấy tác động của sự hỗn loạn này: sự biến động trên các thị trường tài chính, tiền tiết kiệm hưu trí bị đe dọa. Và tại Canada, các mức thuế quan của Tổng thống Trump đang đe dọa người lao động và doanh nghiệp Canada. Chúng đang đặt sinh kế của người dân vào vòng nguy hiểm. Canada đang phản ứng với mục tiêu rõ ràng và bằng sức mạnh, vì chúng ta là chủ nhân trong chính căn nhà của mình”.
Tại châu Âu, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp François Villeroy de Galhau đánh giá đây là “bước đầu tiên hướng đến một nền kinh tế ổn định hơn”. Ông Friedrich Merz – Thủ tướng tương lai của Đức – cho rằng động thái này là minh chứng cho hiệu quả của sự đoàn kết châu Âu và kêu gọi dỡ bỏ hoàn toàn thuế quan xuyên Đại Tây Dương.
Ở châu Á, Đặc phái viên thương mại cấp cao của Hàn Quốc Cheong In Kyo nhận định đây là “tin tích cực”, đồng thời nhấn mạnh cần nhanh chóng thúc đẩy các cuộc tham vấn để giảm thiểu tác động tiêu cực từ căng thẳng thương mại.
Theo Bộ Thương mại Hàn Quốc, Đặc phái viên Cheong In Kyo đã gặp Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer để thảo luận về việc hạ thuế đối với nước này và bày tỏ lo ngại về các biện pháp thuế quan của Mỹ. Ông đã lập tức đến Washington để đàm phán với các quan chức Mỹ sau khi Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế 25% đối với Hàn Quốc, một đồng minh quan trọng ở châu Á. Nhưng sau đó, Tổng thống Trump bất ngờ thông báo ông sẽ tạm thời hạ mức thuế quan đối với hàng chục quốc gia, dù vẫn tiếp tục tăng cường áp lực lên Trung Quốc.
Thị trường tài chính toàn cầu cũng có những phản ứng tích cực sau quyết định hoãn thuế của Tổng thống Mỹ. Trong phiên giao dịch cuối ngày 9/4 (theo giờ Mỹ), chỉ số S&P 500 tăng hơn 8%, chỉ số Dow Jones tăng 7,27% còn chỉ số Nasdaq Composite tăng tới 10,77%.
Tại Châu Á, thị trường chứng khoán vừa mở cửa cũng tăng mạnh. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 8,6% ngay đầu phiên, Topix lên 8%, Kospi của Hàn Quốc tăng 5%, S&P/ASX 200 của Australia tăng 6%. Chứng khoán Trung Quốc vừa mở cửa cũng đi lên. Chỉ số Shanghai Composite hiện tăng 1,6%. Chỉ số Hang Seng Index của Hong Kong tăng 4%.
Trong khi mở lối để các đối tác khác có cơ hội đàm phán thì Trung Quốc lại bị siết chặt hơn khi mức thuế lên hàng hóa nước này tăng mạnh lên 125%. Đáp lại Trung Quốc cũng đã tuyên bố tăng thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm của Mỹ lên 84%. Mức thuế quan ăn miếng trả miếng giữa Mỹ và Trung Quốc được dự báo sẽ ảnh hưởng nặng nề đến cả hai nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế toàn cầu.
Giới phân tích nhận định, động thái hoãn áp thuế “có đi có lại” dường như cho thấy ông Trump nhắm nhiều hơn vào việc xoa dịu mối lo ngại của thị trường, vì cổ phiếu đã giảm mạnh trong những ngày gần đây, làm “bốc hơi” hàng nghìn tỷ USD giá trị trong vòng chưa đầy một tuần. Trong khi đó, việc chỉ duy trì tăng thuế mức cao kỷ lục đối với Trung Quốc cho thấy cuộc chiến thương mại thực sự đang bắt đầu và kinh tế toàn cầu vẫn đứng trước sự bất ổn nghiêm trọng.
Tại châu Úc, hai nước New Zealand và Australia thông báo sẽ hợp tác với các quốc gia khác để đưa ra phản ứng chung nhằm củng cố thương mại tự do trước đòn thuế quan của Mỹ.
Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon cho biết trong ngày hôm nay, ông sẽ có các cuộc điện đàm với một số nhà lãnh đạo thế giới để trình bày quan điểm về thương mại tự do, nhưng không nói rõ sẽ điện đàm với quốc gia nào. Ông nêu ý tưởng các thành viên của Liên minh châu Âu và các thành viên thuộc Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nên hợp tác với nhau. Trong số cá thành viên CPTPP có Australia, Canada, Chile, Nhật Bản, Mexico, Singapore và Vương quốc Anh.
Bộ trưởng Luxon cũng cho biết ông sẽ đến Vương quốc Anh vào cuối tháng 4/2025 để gặp Thủ tướng Keir Starmer để thảo luận về thương mại, an ninh và địa chính trị.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Penny Wong cho biết các bộ trưởng chính phủ đã thảo luận với các quốc gia Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và EU về phản ứng chung đối với thuế quan của Mỹ.
Cả New Zealand và Australia đều tuyên bố sẽ không trả đũa trước đòn thuế của Mỹ. Năm ngoái, khoảng 12% lượng hàng xuất khẩu của New Zealand và 5% lượng hàng xuất khẩu của Australia được xuất sang Mỹ.
Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt
Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.