Mỹ Áp Thuế 46% Đối Với Hàng Hóa Việt Nam: Bộ Tài Chính Lên Tiếng Giải Thích

Mỹ Áp Thuế 46% Đối Với Hàng Hóa Việt Nam: Bộ Tài Chính Lên Tiếng Giải Thích
#BộTàiChính #ThuếXuấtKhẩu #ThươngMạiViệtMỹ #ChínhSáchThuế #NghịĐịnh73

Chiều ngày 3/4, Bộ Tài chính đã tổ chức buổi họp báo thường kỳ quý I, trong đó đã giải đáp nhiều vấn đề liên quan đến chính sách thuế giữa Việt Nam và Mỹ. Ông Trương Bá Tuấn, Cục phó Cục Chính sách thuế, thuế, lệ phí (Bộ Tài chính), khẳng định rằng mức thuế 46% mà Mỹ áp dụng đối với hàng hóa Việt Nam là con số cao hơn rất nhiều so với mức thuế suất hiện hành của Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ.

Chênh lệch thuế suất đáng kể
Theo ông Tuấn, phần lớn các mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam chỉ chịu mức thuế khoảng 15%, thậm chí thấp hơn đối với một số mặt hàng. Trong khi đó, mức thuế 46% mà Mỹ áp dụng đối với hàng hóa Việt Nam được coi là quá cao và có thể gây tác động tiêu cực đến các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như thiết bị điện tử, nông nghiệp, dệt may, và da giày.

Nỗ lực điều chỉnh thuế suất của Việt Nam
Để thích ứng với tình hình kinh tế toàn cầu và đạt mục tiêu tăng trưởng, Bộ Tài chính đã tiến hành rà soát mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) và tham mưu Chính phủ điều chỉnh phù hợp. Ngày 31/3, Chính phủ đã ban hành Nghị định 73, trong đó giảm đáng kể mức thuế suất nhập khẩu đối với một số mặt hàng được các đối tác thương mại, bao gồm Mỹ, quan tâm.

Ông Tuấn nhấn mạnh: “Việc điều chỉnh thuế suất theo Nghị định 73 thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong việc cân bằng và cải thiện cán cân thương mại với các đối tác lớn. Điều này giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước tiếp cận được các sản phẩm chất lượng cao với chi phí thấp hơn.”

Cần làm rõ cơ sở tính toán của Mỹ
Ông Tuấn cũng cho biết, Bộ Tài chính đã chủ động rà soát các mức thuế đang áp dụng đối với hàng nhập khẩu, bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế môi trường. Tuy nhiên, đối chiếu với con số 46% mà Mỹ công bố, ông Tuấn khẳng định cần làm rõ cơ sở và căn cứ để Mỹ đưa ra mức thuế này.

Theo báo cáo mới nhất của Văn phòng đại diện Thương mại Mỹ, mức thuế suất bình quân của Việt Nam là 9,4%, và phần lớn các mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam chỉ chịu mức thuế 15% hoặc thấp hơn. “Mặt bằng thuế quan của chúng ta thấp hơn rất nhiều so với mức 46% mà Mỹ đang tính toán,” ông Tuấn nhấn mạnh.

Hướng tới cân bằng thương mại bền vững
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, Việt Nam đã chủ động rà soát và điều chỉnh mức thuế nhập khẩu, đặc biệt là từ Mỹ, nhằm hướng tới cân bằng thương mại tốt hơn. Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác ngoài thuế.

“Cân bằng thương mại không chỉ là vấn đề thuế mà còn là sự phát triển. Chúng ta hướng tới tăng kim ngạch thương mại nhưng không cần giải quyết bằng biện pháp thuế,” Thứ trưởng Chi nhấn mạnh.

Ông Chi cũng khẳng định, Việt Nam sẽ kiên trì đàm phán, trao đổi với các đối tác thương mại để hướng tới mục tiêu cân bằng thương mại, vừa tăng kim ngạch vừa không tăng thuế, đảm bảo lợi ích cho người dân cả hai nước.

#CânBằngThươngMại #ĐàmPhánThươngMại #XuấtKhẩuViệtNam #NhậpKhẩuMỹ #KinhTếToànCầu

Chiều 3-4, Bộ Tài chính tổ chức họp báo thường kỳ quý I. Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến chính sách thuế đối ứng của Mỹ với hàng hóa Việt Nam, ông Trương Bá Tuấn, Cục phó Cục Chính sách thuế, thuế, lệ phí (Bộ Tài chính) khẳng định mức thuế 46% của Mỹ với hàng hóa Việt Nam là mức thuế suất cao hơn rất nhiều so với thuế suất hiện hành của hàng Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ.

Phần lớn các mặt hàng Mỹ xuất sang Việt Nam chịu thuế khoảng 15%

Ông Tuấn cũng cho biết, chính sách thuế này sẽ tác động tiêu cực tới nhiều ngành xuất khẩu lớn như thiết bị điện tử, nông nghiệp, dệt may, da giày…

Thời gian qua, để chủ động thích ứng linh hoạt kịp thời với tình hình kinh tế trên thế giới và để đạt được mục tiêu tăng trưởng, Bộ Tài chính đã thực hiện việc rà soát mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN), từ đó tham mưu Chính phủ điều chỉnh phù hợp.

Theo đó ngày 31-3, Chính phủ đã ban hành Nghị định 73, trong đó đã điều chỉnh giảm đáng kế mức thuế suất nhập khẩu của một số mặt hàng được các đối tác thương mại Việt Nam quan tâm, trong đó có Mỹ.

“Việc điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu theo Nghị định 73 cho thấy chúng ta cũng cố gắng cân bằng và cải thiện cán cân thương mại với các đối tác lớn. Từ đó giúp cho doanh nghiệp, người tiêu dùng trong nước có cơ hội tiếp cận hơn với các sản phẩm tốt hơn, chi phí thấp hơn”, ông Tuấn nói.

Ông Trương Bá Tuấn, – Cục phó Cục Chính sách thuế, thuế, lệ phí (Bộ Tài chính) nói về việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam. Ảnh: MINH TRÚC

Cũng theo ông Tuấn, khi tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 73, Bộ Tài chính đã chủ động rà soát lại các mức thuế đang áp dụng với mặt hàng nhập khẩu như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môi trường… Tuy nhiên đối chiếu với con số tính toán mà phía Mỹ đã công bố sáng 3-4, ông Tuấn khẳng định cần phải làm rõ cơ sở hay căn cứ gì để Mỹ đưa ra con số như vậy?

Chia sẻ thêm, ông Tuấn cho hay, báo cáo mới nhất của Văn phòng đại diện Thương mại Mỹ thì mức thuế suất bình quân của Việt Nam là 9,4% và báo cáo nêu rõ phần lớn các mặt hàng của Mỹ khi xuất khẩu sang Việt Nam đang chịu mức thuế nhập khẩu 15% hoặc thấp hơn, trừ một số ít mặt hàng.

“Như vậy nghĩa là mặt bằng thuế quan của chúng ta đang thấp hơn rất nhiều so với mức 46% mà Mỹ đang tính toán”, ông Tuấn nói và cho hay, cần phải làm rõ ngoài yếu tố thuế thì lý do gì mà phía Mỹ cân nhắc đưa ra con số áp thuế đối ứng 46%, từ đó sẽ có những giải pháp phù hợp giải quyết tình hình này.

Kiên trì đàm phán trao đổi hướng tới tăng kim ngạch nhưng không tăng thuế

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho hay, Việt Nam đã rất chủ động để rà soát, điều chỉnh mức thuế nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu từ Mỹ. Mục tiêu nhìn vào tương lai giúp tăng kim ngạch nhập khẩu hướng tới cân bằng thương mại tốt hơn.

Tuy nhiên Thứ trưởng Chi khẳng định việc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác chứ không chỉ phụ thuộc riêng vào thuế.

“Nguyên nhân thì Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng đang tích cực nghiên cứu và tìm hiểu”, Thứ trưởng Chi nói và cho biết, sâu xa là chúng ta hướng tới cân bằng thương mại chứ không ai muốn chênh lệch.

“Cân bằng thương mại thì phải phát triển, tức là kim ngạch lớn hơn nhưng không cần phải giải quyết bằng biện pháp thuế. Đó mới là giải pháp”, Thứ trưởng nói.

Chính vì vậy, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho rằng Việt Nam cần kiên trì, kiên trì tìm ra giải pháp, kiên trì trao đổi, chia sẻ với các bên đối tác thương mại để hướng tới cân bằng thương mại.

“Cân bằng thương mại theo nghĩa phát triển vừa tăng kim ngạch vừa không tăng thuế để người dân cả hai nước cùng được hưởng lợi từ việc phát triển thương mại đó mới là quan trọng”, ông Chi nói.

MINH TRÚC


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc