00 Luật sư có được nhận tiền thưởng sau khi giúp khách hàng đòi được quyền lợi? Câu trả lời bất ngờ từ chuyên gia! LuậtSư #TiềnThưởng #QuyềnLợiKháchHàng #PhápLý #ĐạoĐứcNghềNghiệp 👉 Một câu hỏi gây tranh cãi về quyền lợi và đạo đức nghề nghiệp của luật sư đã được làm sáng tỏ trong bộ quy tắc đạo đức mới. Liệu việc nhận tiền thưởng sau khi thành công có vi phạm pháp luật hay không? Cùng khám phá ngay! - Rao vặt giá tốt

Luật sư có được nhận tiền thưởng sau khi giúp khách hàng đòi được quyền lợi? Câu trả lời bất ngờ từ chuyên gia!

LuậtSư #TiềnThưởng #QuyềnLợiKháchHàng #PhápLý #ĐạoĐứcNghềNghiệp

👉 Một câu hỏi gây tranh cãi về quyền lợi và đạo đức nghề nghiệp của luật sư đã được làm sáng tỏ trong bộ quy tắc đạo đức mới. Liệu việc nhận tiền thưởng sau khi thành công có vi phạm pháp luật hay không? Cùng khám phá ngay!

Vừa qua, Liên đoàn Luật sư Việt Nam (VN) tổ chức hội thảo để góp ý cho cuốn giải thích bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư VN, dự kiến ban hành trong năm nay.

Căn cứ tính thù lao của luật sư

Quy tắc 8 của Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư VN quy định: Luật sư phải giải thích cho khách hàng những quy định của pháp luật về căn cứ tính thù lao, phương thức thanh toán thù lao; thông báo rõ ràng mức thù lao, chi phí cho khách hàng và mức thù lao, chi phí này phải được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

thù lao của luật sư
Hình minh họa.

Theo cuốn giải thích, căn cứ tính thù lao của luật sư gồm: nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; kinh nghiệm, uy tín của luật sư, thời gian, công sức của luật sư để thực hiện vụ việc. Đối với vụ án hình sự thì mức thù lao không được vượt quá mức trần thù lao do Chính phủ quy định.

Không có quy định chung về khung, mức chuẩn thù lao của luật sư (ngoài thù lao cho vụ án hình sự). Nội dung, tính chất của mỗi vụ việc cũng khác nhau, cho nên về cơ bản thù lao là theo sự thỏa thuận giữa luật sư và khách hàng.

Tuy nhiên, để giúp khách hàng có hiểu biết, thông tin nhất định trước khi đưa ra quyết định (về việc sử dụng dịch vụ pháp lý, về việc lựa chọn luật sư để thực hiện vụ việc…), luật sư cần có giải thích về thù lao khi chuẩn bị tiếp nhận vụ việc. Mức độ chi tiết trong giải thích của luật sư cần tương xứng với tính chất đơn giản hay phức tạp của nội dung vụ việc khách hàng yêu cầu và phương thức tính thù lao được luật sư đề xuất, mức độ hiểu biết của khách hàng về dịch vụ pháp lý (doanh nghiệp lớn có bộ phận pháp lý nội bộ khác hay cá nhân không thường xuyên sử dụng dịch vụ pháp lý), tính chất mối quan hệ luật sư – khách hàng (khách hàng mới hay khách hàng đã thường xuyên sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư).

Quy tắc này yêu cầu thông báo rõ ràng cho khách hàng về thù lao, chi phí nhằm minh bạch hóa những nội dung này để đảm bảo lợi ích của khách hàng và của cả luật sư, tránh phát sinh bất đồng, tranh chấp trong quá trình thực hiện vụ việc.

Việc thông báo để thỏa thuận về thù lao với khách hàng về nguyên tắc cần được thực hiện trước khi luật sư bắt đầu thực hiện dịch vụ pháp lý. Tuy nhiên, trong những trường hợp cấp bách để bảo vệ quyền lợi của khách hàng, luật sư có thể bắt đầu thực hiện công việc trước, nhưng sau đó phải thông báo, thỏa thuận thù lao với khách hàng ngay khi có điều kiện tiếp xúc, trao đổi với khách hàng về thù lao. Việc luật sư ưu tiên giải quyết quyền lợi của khách hàng trong trường hợp này không bị xem là vi phạm nghĩa vụ đạo đức về thù lao, với điều kiện luật sư không được lợi dụng việc đã bắt đầu thực hiện công việc khi chưa có thỏa thuận thù lao để yêu sách buộc khách hàng phải tiếp tục sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc chấp nhận mức thù lao luật sư đưa ra sau đó.

Thù lao do luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý trong tổ chức hành nghề luật sư nên thù lao (thường được gọi là “phí dịch vụ pháp lý”, “phí luật sư”) là khoản doanh thu được trả cho tổ chức hành nghề luật sư. Đó là khoản tiền trả cho thời gian, công sức của luật sư và những nhân sự khác làm việc trong tổ chức hành nghề luật sư để thực hiện dịch vụ pháp lý. Với tính chất là doanh thu nên trong trong cơ cấu của thù lao đã bao gồm các khoản như: các chi phí phát sinh để duy trì hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư (tiền lương, tiền công nhân sự, tiền thuê văn phòng, chi phí khấu hao tài sản…), thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập (lợi tức) của tổ chức hành nghề luật sư…

“Chi phí” phát sinh là những chi phí nào?

Ngoài thù lao, khách hàng còn trả cho luật sư các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện dịch vụ pháp lý. “Chi phí” là số tiền được trả cho dịch vụ, hàng hóa của bên thứ ba, các khoản phải nộp cho các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến vụ việc của khách hàng.

Về nguyên tắc, các khoản chi phí phát sinh về phía luật sư như: chi phí đi lại, lưu trú của luật sư; chi phí in sao, chuyển phát, dịch thuật, công chứng tài liệu … do luật sư chi trả và được khách hàng hoàn trả theo chi phí thực tế, trừ khi có thỏa thuận việc khoán chi phí. Cũng có khi luật sư chi trả hộ khách hàng các khoản chi phí phát sinh về phía khách hàng như lệ phí, án phí, phí trọng tài,… nếu có thỏa thuận về việc chỉ trả hộ.

Nội dung cần thông báo rõ ràng với khách hàng để thỏa thuận về thù lao bao gồm nội dung công việc dịch vụ pháp lý gắn với thù lao, phương thức và mức thù lao, thời hạn và điều kiện thanh toán thù lao, các khoản chi phí mà khách hàng phải trả cho luật sư ngoài thù lao, các thông tin cần thiết khác cho việc tính thù lao, trường hợp hoàn trả tạm ứng thù lao (nếu có).

Luật sư cũng cần thông báo rõ ràng để thỏa thuận về những chi phí phát sinh về phía luật sư không bao gồm trong thù lao, để được khách hàng hoàn trả. Ngoài ra, mặc dù không thuộc nội dung thỏa thuận giữa luật sư với khách hàng, luật sư cũng cần thông tin, giải thích cho khách hàng biết về các loại chi phí có thể phát sinh về phía khách hàng liên quan đến vụ việc. Ví dụ như án phí, phí trọng tài, phí giám định, lệ phí để khách hàng có thông tin ước tính tổng chi phí sẽ phát sinh khi quyết định thực hiện vụ việc và sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư.

Trong trường hợp luật sư không thực hiện nghĩa vụ giải thích, thông báo rõ ràng cho khách hàng về thù lao, chi phí và hợp đồng dịch vụ pháp lý do luật sư soạn thảo có nội dung về thù lao, chi phí không rõ ràng thì nội dung đó có thể được giải thích theo hướng có lợi cho khách hàng, theo quy định sẽ giải thích hợp đồng trong pháp luật về hợp đồng.

Do đó, luật sư cần thực hiện tốt yêu cầu giải thích và thông báo rõ ràng cho khách hàng về thù lao, cũng như thể hiện đầy đủ, rõ ràng nội dung thỏa thuận về thù lao, chi phí trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Hứa thưởng có vi phạm?

Trong trường hợp luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý nhưng lại xác lập, thực hiện các thỏa thuận, hợp đồng khác thay cho hợp đồng dịch vụ pháp lý, thay thế thù lao dịch vụ pháp lý bằng một khoản thanh toán khác thì có thể bị xác định là không phù hợp với quy định về thù lao.

Ví dụ 1: Luật sư và khách hàng ký hợp đồng hoặc thỏa thuận hứa thưởng (không thuộc hợp đồng dịch vụ pháp lý); theo đó khách hàng trả cho luật sư một khoản tiền thưởng hoặc một phần tài sản khi luật sư giúp khách hàng kiện đòi được quyền lợi, tài sản cho khách hàng.

Ví dụ 2: Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý nhưng không có hợp đồng dịch vụ pháp lý (hoặc tuy có hợp đồng nhưng chỉ thỏa thuận một phần thù lao) và yêu cầu khách hàng ký thỏa thuận vay nhận nợ với luật sư một khoản tiền mà theo đó khách hàng phải trả nợ cho luật sư khi luật sư thực hiện được kết quả công việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Trong cả hai ví dụ nêu trên, hành vi của luật sư là không phù hợp với quy định pháp luật cũng như chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong việc minh bạch hóa thù lao, làm sai lệch bản chất thù lao dịch vụ pháp lý, ảnh hưởng đến việc xác định quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của luật sư và khách hàng trong quan hệ dịch vụ pháp lý dẫn đến những hệ lụy, khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh với khách hàng.

Theo dõi Báo Pháp Luật Tp HCM trên Google News


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc