LNG: Giải pháp mới của Trung Quốc trong câu chuyện thuế quan với Mỹ
#LNG #ThuếQuan #TrungQuốc #Mỹ #NăngLượng
Trung Quốc đã ngừng hoàn toàn việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ trong hơn 10 tuần qua, đánh dấu sự leo thang mới trong cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. Động thái này không chỉ ảnh hưởng đến ngành năng lượng mà còn đặt ra những câu hỏi lớn về tương lai của các dự án LNG trị giá hàng tỷ USD tại Mỹ và Mexico.
Kể từ khi tàu chở LNG 69.000 tấn cuối cùng rời cảng Corpus Christi, Texas, và cập cảng Phúc Kiến, Trung Quốc vào ngày 6/2, không có thêm lô hàng nào được vận chuyển giữa hai quốc gia. Một tàu khác thậm chí đã phải chuyển hướng sang Bangladesh sau khi không kịp đến Trung Quốc trước thời điểm nước này áp thuế 15% lên LNG nhập từ Mỹ vào ngày 10/2. Hiện tại, mức thuế đã tăng lên 49%, khiến LNG của Mỹ trở nên kém hấp dẫn về mặt kinh tế đối với các nhà nhập khẩu Trung Quốc.
Việc dừng nhập khẩu LNG từ Mỹ lần này gợi nhớ đến lệnh cấm kéo dài hơn một năm trong nhiệm kỳ đầu tiên của cựu Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định rằng tác động lần này có thể sâu rộng hơn, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường hợp tác năng lượng với Nga.
Anne-Sophie Corbeau, chuyên gia khí đốt tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu thuộc Đại học Columbia, cho biết: “Sẽ có những hệ quả dài hạn. Tôi nghĩ rằng các nhà nhập khẩu LNG Trung Quốc sẽ không ký bất kỳ hợp đồng mới nào với các dự án LNG của Mỹ nữa.”
Kể từ sau cuộc xung đột tại Ukraine, Trung Quốc đã giảm đáng kể lượng LNG nhập khẩu từ Mỹ. Năm ngoái, chỉ 6% lượng LNG của Trung Quốc có nguồn gốc từ Mỹ, giảm so với mức đỉnh 11% vào năm 2021. Tuy nhiên, các tập đoàn lớn như PetroChina và Sinopec đã ký 13 hợp đồng dài hạn để mua LNG từ các cảng xuất khẩu của Mỹ, với thời hạn có thể kéo dài đến năm 2049.
Những thỏa thuận dài hạn này từng là điều kiện then chốt để khởi động các dự án LNG khổng lồ tại Mỹ. Tuy nhiên, gần đây, các nhà phát triển đang cố gắng đàm phán lại điều khoản hợp đồng để phản ánh lạm phát gia tăng và chi phí phát sinh từ thuế quan.
Trong khi đó, Trung Quốc đang tìm cách tăng cường nhập khẩu LNG từ Nga. Đại sứ Trung Quốc tại Nga, Zhang Hanhui, cho biết: “Rất nhiều khách hàng đang yêu cầu đại sứ quán hỗ trợ kết nối với các nhà cung cấp Nga.” Hiện tại, Nga là nhà cung cấp LNG lớn thứ ba cho Trung Quốc, chỉ sau Australia và Qatar. Hai nước cũng đang đàm phán về tuyến đường ống dẫn khí mới mang tên “Power of Siberia 2”.
Richard Bronze, chuyên gia tại công ty tư vấn năng lượng Energy Aspects, nhận định rằng thuế quan sẽ làm xáo trộn dòng chảy thương mại LNG toàn cầu. Ông cũng dự đoán nhu cầu LNG tại châu Á sẽ giảm từ 5 đến 10 triệu tấn trong năm nay, điều này có thể khiến giá khí đốt tại châu Âu phần nào hạ nhiệt.
Với việc Trung Quốc chuyển hướng sang các nguồn cung khác, tương lai của ngành LNG Mỹ đang đối mặt với nhiều thách thức. Động thái này không chỉ là một bước đi chiến lược trong cuộc chiến thương mại mà còn phản ánh sự thay đổi lớn trong bức tranh năng lượng toàn cầu.
Minh Trang
Theo Financial Times, CNN
p>
Công trình xây dựng nhà máy khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở bang Louisiana, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trung Quốc đã dừng hoàn toàn việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ trong hơn 10 tuần qua. Điều này cho thấy cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới đã lan sang lĩnh vực năng lượng.
Kể từ khi một tàu chở LNG 69.000 tấn rời Corpus Christi (Texas) và cập cảng tỉnh Phúc Kiến, miền nam Trung Quốc ngày 6/2, không có thêm lô hàng nào được vận chuyển giữa hai quốc gia.
Một tàu chở LNG thứ hai đã phải chuyển hướng sang Bangladesh (Băng-la-₫ét) sau khi không kịp đến Trung Quốc trước thời điểm nước này áp thuế 15% lên LNG nhập từ Mỹ vào ngày 10/2. Kể từ đó, mức thuế đã tăng lên 49%, khiến khí đốt Mỹ trở nên không còn có lợi về mặt kinh tế đối với người mua Trung Quốc trong tương lai gần.
Việc dừng nhập LNG từ Mỹ lần này gợi lại lệnh cấm kéo dài hơn một năm trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, tác động của lần này có thể sâu rộng hơn.
Động thái này có thể củng cố thêm mối quan hệ năng lượng giữa Trung Quốc và Nga, đồng thời đặt dấu hỏi về kế hoạch mở rộng quy mô hàng loạt nhà máy LNG trị giá hàng tỷ USD đang được xây dựng tại Mỹ và Mexico (Mê-hi-cô).
Chuyên gia khí đốt Anne-Sophie Corbeau tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu thuộc Đại học Columbia nhận định: “Sẽ có những hệ quả dài hạn. Tôi nghĩ rằng các nhà nhập khẩu LNG Trung Quốc sẽ không ký bất kỳ hợp đồng mới nào với những dự án LNG của Mỹ nữa”.
Kể từ sau cuộc xung đột tại Ukraine (U- crai-na), Trung Quốc không còn nhập nhiều LNG của Mỹ. Năm ngoái, chỉ 6% lượng LNG của Trung Quốc có nguồn gốc từ Mỹ, giảm so với mức đỉnh 11% hồi năm 2021.
Tuy vậy, các tập đoàn Trung Quốc như PetroChina và Sinopec đã ký 13 hợp đồng dài hạn để mua LNG từ các cảng xuất khẩu của Mỹ, với thời hạn có thể kéo dài đến năm 2049. Những thỏa thuận dài hạn như vậy từng là điều kiện then chốt để khởi động những dự án LNG khổng lồ tại Mỹ. Tuy nhiên, Corbeau cho biết gần đây các nhà phát triển đang cố gắng đàm phán lại điều khoản hợp đồng để phản ánh lạm phát gia tăng và chi phí phát sinh từ thuế của Mỹ.
Đại sứ Trung Quốc tại Nga đầu tuần này cũng cho biết Trung Quốc có thể sẽ tăng cường nhập khẩu LNG từ Nga. Ông Zhang Hanhui nói: “Rất nhiều khách hàng đang yêu cầu đại sứ quán hỗ trợ kết nối với các nhà cung cấp Nga”.
Nga hiện là nhà cung cấp LNG lớn thứ ba cho Trung Quốc, chỉ sau Australia (Ô-xtrây-li-a) và Qatar (Ca-ta). Hai nước cũng đang đàm phán về tuyến đường ống dẫn khí mới mang tên “Power of Siberia 2”.
Chuyên gia Richard Bronze của công ty tư vấn năng lượng Energy Aspects nhận định dòng chảy thương mại sẽ bị xáo trộn vì thuế quan. Ông cũng nhận định nhu cầu LNG tại châu Á sẽ giảm từ 5 triệu tấn đến 10 triệu tấn trong năm nay. Điều này có thể khiến giá khí đốt tại châu Âu phần nào hạ nhiệt./.
Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt
Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.