# “Lằn ranh đỏ” của Ukraine: Thỏa thuận hòa bình với Nga hay cuộc chiến trường kỳ? #Ukraine #Nga #ĐàmPhán #XungĐột
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra những yêu cầu cứng rắn đối với Ukraine trong việc chấm dứt xung đột, bao gồm việc hạn chế quy mô quân đội Ukraine, từ bỏ tham vọng gia nhập NATO và nhượng bộ toàn bộ 4 vùng lãnh thổ mà Nga tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, Ukraine đã vẽ ra “lằn ranh đỏ” của riêng mình, khẳng định sẽ không bao giờ nhượng bộ về chủ quyền lãnh thổ.
Pavlo Palisa, Phó Chánh văn phòng Tổng thống Zelensky và thành viên phái đoàn đàm phán với Mỹ, đã nhấn mạnh lập trường kiên quyết này trong cuộc phỏng vấn với Reuters. Ông Palisa khẳng định: “Đây là lập trường có nguyên tắc của Ukraine, không ai và chắc chắn không phải Nga, có thể quyết định kiểu lực lượng vũ trang mà Ukraine nên sở hữu.” Ông cho rằng một lực lượng vũ trang mạnh mẽ là chìa khóa đảm bảo an ninh cho Ukraine trước nguy cơ tấn công mới của Nga, ngay cả khi một lệnh ngừng bắn được ký kết.
Mặc dù Ukraine đã tham gia các cuộc đàm phán với Mỹ tại Saudi Arabia, trong đó có đề xuất lệnh ngừng bắn 30 ngày, nhưng các cuộc đàm phán vẫn gặp nhiều khó khăn. Nga đặt ra những điều kiện tiên quyết trước khi xem xét lệnh ngừng bắn, và cả hai bên liên tục cáo buộc nhau vi phạm các thỏa thuận tạm thời, chẳng hạn như thỏa thuận ngừng tấn công các cơ sở năng lượng. Ukraine dự kiến sẽ tổ chức một vòng đàm phán mới với các quan chức Mỹ vào tuần tới.
Trong khi đó, giao tranh vẫn diễn ra ác liệt ở phía Đông Bắc Ukraine, với Nga hiện kiểm soát khoảng 1/5 lãnh thổ nước này. Ukraine thừa nhận khó khăn trong việc giành lại một số vùng lãnh thổ bằng vũ lực, nhưng khẳng định sẽ không bao giờ công nhận chủ quyền của Nga đối với bất kỳ phần lãnh thổ nào của mình.
Ngoài sức mạnh quân sự, Ukraine cũng đang tìm kiếm các đảm bảo an ninh từ Mỹ và châu Âu để ngăn chặn các cuộc tấn công tương lai của Nga. Mặc dù Mỹ chưa chính thức xác nhận việc cung cấp các đảm bảo an ninh, một số nước châu Âu đang thảo luận về một “liên minh tự nguyện” nhằm tăng cường năng lực răn đe.
Ông Palisa dự đoán Nga sẽ gia tăng các cuộc tấn công vào cuối tháng này và trong tháng 5, tập trung vào thành phố Pokrovsk, cũng như các khu vực xung quanh Kupiansk, Lyman, Zaporizhzhia và Novopavlivka. Việc Nga cố gắng bao vây Pokrovsk cho thấy tham vọng kiểm soát toàn bộ khu vực Donetsk.
Tuy nhiên, tương lai hỗ trợ quân sự của Mỹ đối với Ukraine vẫn chưa chắc chắn, gây lo ngại về việc cung cấp tên lửa cho hệ thống phòng không Patriot, HIMARS và ATACMS. Ông Palisa cho biết Ukraine chưa thảo luận về các gói hỗ trợ quân sự bổ sung với Mỹ, nhưng vấn đề này có thể được nêu ra trong các cuộc đàm phán sắp tới. Tương lai của cuộc xung đột vẫn còn nhiều bất định, với “lằn ranh đỏ” của cả hai bên vẫn còn nguyên vẹn, đặt ra câu hỏi liệu một thỏa thuận hòa bình lâu dài có thể đạt được hay cuộc chiến sẽ tiếp tục kéo dài.
Kiều Anh/VOV.VN (biên dịch) Theo Reuters
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông muốn hạn chế quy mô quân đội Ukraine. Ông cũng khẳng định Kiev phải từ bỏ tham vọng gia nhập NATO và Moscow được kiểm soát toàn bộ 4 khu vực ở Ukraine mà nước này tuyên bố chủ quyền.
“Đây là lập trường có nguyên tắc của Ukraine, không ai và chắc chắn không phải Nga, có thể quyết định kiểu lực lượng vũ trang mà Ukraine nên sở hữu”, quan chức cấp cao Ukraine Pavlo Palisa cho hay trong một cuộc trả lời phỏng vấn với Reuters.
Binh lính Ukraine. Ảnh: Reuters
Ông Palisa là Phó Chánh văn phòng của Tổng thống Volodymyr Zelensky và là thành viên của phái đoàn Ukraine đã gặp các quan chức Mỹ để đàm phán tại Saudi Arabia vào tháng trước. Theo ông, một lực lượng Ukraine được chuẩn bị sẵn sàng sẽ là đảm bảo an ninh tốt nhất trước các cuộc tấn công mới của Nga nếu một lệnh ngừng bắn hoặc một thỏa thuận hòa bình đạt được.
“Tôi có thể đoán được điều gì đang chi phối Liên bang Nga, có thể họ muốn chuẩn bị để dễ hành động hơn trong tương lai, nhưng không. Nhiệm vụ của chúng tôi là học thật kỹ các bài học trong quá khứ”, ông Palisa nói.
Trong cuộc gặp đầu tiên với các quan chức Mỹ ở Saudi Arabia, Ukraine đã nhất trí lệnh ngừng bắn 30 ngày do Mỹ đề xuất sau khi Washington nối lại hỗ trợ quân sự và chia sẻ thông tin tình báo với Kiev sau một thời gian tạm dừng.
Tuy nhiên, Nga cho biết các điều kiện quan trọng cần được đáp ứng trước khi đạt được lệnh ngừng bắn. Hai bên sau đó đã nhất trí ngừng tấn công vào các cơ sở năng lượng của nhau nhưng kể từ đó liên tục cáo buộc nhau vi phạm thỏa thuận.
Kiev cho biết nước này có thể sẽ tổ chức một vòng đàm phán mới với các quan chức Mỹ vào tuần sau.
Chính quyền Tổng thống Trump đã thúc đẩy việc nhanh chóng chấm dứt xung đột nhưng một thỏa thuận hòa bình lâu dài dường như vẫn còn xa mới đạt được.
Giao tranh vẫn diễn ra ác liệt và Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết một cuộc tấn công mới của Nga vẫn đang diễn ra ở phía Đông Bắc đất nước. Nga hiện kiểm soát 1/5 lãnh thổ Ukraine.
Ngoài vấn đề lực lượng vũ trang, Ukraine cho biết nước này sẽ không bao giờ công nhận chủ quyền của Nga đối với lãnh thổ Ukraine mặc dù nước này công khai thừa nhận không thể giành lại một số vùng lãnh thổ bằng vũ lực.
Ngoài việc duy trì một lực lượng quân đội hùng mạnh, ông Palisa cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các đảm bảo an ninh từ Mỹ và châu Âu có thể giúp ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai của Nga.
Mỹ chưa xác nhận về việc cung cấp các đảm bảo an ninh mặc dù một số nước châu Âu đã thảo luận về một “liên minh tự nguyện” có thể triển khai quân đội để tăng cường năng lực răn đe.
Ông Palisa cũng dự đoán Nga sẽ tăng cường các cuộc tấn công vào cuối tháng này và trong tháng 5. Quan chức Ukraine cho rằng Nga sẽ tập trung vào các cuộc tấn công ở thành phố Pokrovsk nhưng cũng có thể tiến công quanh các mặt trận phía Đông gần Kupiansk và Lyman, cũng như các mặt trận phía Đông Nam là Zaporizhzhia và Novopavlivka.
“Ưu tiên hoàn toàn theo tôi sẽ là theo hướng Pokrovsk”, ông Palisa nói.
Các lực lượng của Nga đang cố gắng bao vây thành phố Pokrovsk có tầm quan trọng chiến lược để thúc đẩy mục tiêu kiểm soát toàn bộ khu vực Donetsk.
Trong khi đó, Kiev đối mặt với sự không chắc chắn về tương lai hỗ trợ quân sự của Mỹ. Việc thiếu sự hỗ trợ mới có thể tác động đến việc cung cấp tên lửa cho hệ thống phòng không Patriot cũng như các hệ thống HIMARS và ATACMS.
Ông Palisa nói vào đầu tháng này rằng Ukraine chưa thảo luận về các gói hỗ trợ quân sự bổ sung với Mỹ nhưng vấn đề có thể được nêu ra khi các cuộc đàm phán ngừng bắn tiếp diễn.
Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt
Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.