“Lần đầu tiên trong lịch sử: 15 quốc gia có hồng y bản địa tham gia mật nghị bầu Giáo hoàng 2025!” #MậtNghi2025 #ĐiềuĐặcBiệtChưaTừngCó

Ngoài ra, đây là lần đầu tiên 15 quốc gia có các hồng y bản địa là cử tri tham gia mật nghị. Theo đài CNN, trong số 133 hồng y có đủ tư cách bỏ phiếu trong mật nghị bầu Giáo hoàng hôm nay (7/5) có 108 hồng y do cố Giáo hoàng Francis bổ nhiệm. 

Hồng y. Ảnh: Vatican News
Các hồng y tham gia mật nghị bầu Giáo hoàng. Ảnh: Vatican News

Trong thời gian tại nhiệm, cố Giáo hoàng Francis đã bổ nhiệm hồng y ở nhiều quốc gia chưa từng có người đảm nhiệm vai trò này trước đó, bao gồm Cộng hòa Trung Phi, Haiti, Malaysia, Myanmar, Paraguay và Singapore.  

Về triển vọng có Giáo hoàng đầu tiên sinh ra tại Mỹ, Cha Edward Beck, cộng tác viên của CNN cho biết: “Mặc dù một số ứng viên người Mỹ có thể thu hút chúng tôi, nhưng tại một nơi đa dạng như ở đây và mọi người được truyền cảm hứng từ cố Giáo hoàng Francis, thì người đứng đầu Giáo hội Công giáo cũng có thể là người tới từ nam bán cầu, châu Á hoặc thậm chí là châu Phi. Các hồng y cử tri sẽ cân nhắc liệu chúng ta có cần tiếp tục đa dạng hóa và đảm bảo nam bán cầu cần được quan tâm như phần còn lại của thế giới hay không”. 

Trong số các hồng y tham gia mật nghị bầu Giáo hoàng có 52 người tới từ châu Âu, 23 người tới từ châu Á, 20 người từ Bắc Mỹ, 17 người từ châu Phi, 17 người từ Nam Mỹ và 4 người từ châu Đại Dương. Italia có nhiều hồng y có thể bỏ phiếu nhất, gồm 17 người, trong khi Mỹ có 10 người, Brazil có 7 người và Anh có 3 người. 

Trong khi quá trình bầu chọn Giáo hoàng mới đang diễn ra sau cánh cửa đóng kín của Nhà nguyện Sistine, phần lớn sự chú ý đều dồn vào những ứng viên hàng đầu. 

Nhà bình luận Alastair Bruce phát biểu: “Điều tuyệt vời nhất của mật nghị là chúng ta hoàn toàn không biết kết quả thế nào”. Tuy nhiên, bất chấp sự khó đoán của mật nghị, vẫn có một số ứng viên nổi lên như Hồng y Tagle, Hồng y Pietro Parolin và một số hồng y khác. 

Hôm nay (7/5) là ngày đầu tiên của mật nghị bầu Giáo hoàng và chỉ có một vòng bỏ phiếu được tổ chức. Tuy nhiên, những ngày tiếp theo có thể diễn ra tới 4 lần bỏ phiếu trong một ngày với mỗi vòng bỏ phiếu sẽ mất khoảng 2 giờ. 

Mật nghị - Quy trình bí mật để Vatican chọn người kế nhiệm Giáo hoàng Francis

Việc Giáo hoàng Francis qua đời đã khởi động quá trình bầu chọn nhà lãnh đạo mới của Giáo hội Công giáo La Mã. Sự kiện có tên gọi “Mật nghị Hồng y” này thường diễn ra 15 – 20 ngày sau khi Giáo hoàng qua đời.

Bầu chọn Giáo hoàng - Quá trình bí mật tuyệt đối và vĩnh viễn

Mật nghị hồng y bầu Giáo hoàng là một cuộc bầu cử bí mật nhất thế giới. Khi 133 hồng y Công giáo bước vào Nhà nguyện Sistine để bầu người kế nhiệm cố Giáo hoàng Francis, mỗi người đều phải tuyên thệ giữ bí mật thông tin suốt đời.

Các ứng viên nổi bật trong cuộc đua kế nhiệm Giáo hoàng Francis

Việc bầu chọn Giáo hoàng mới là một quá trình khó đoán vì nhiều lý do. Người được chọn có thể tác động sâu sắc tới Giáo hội Công giáo và 1,4 tỷ tín đồ Công giáo La Mã trên toàn cầu.



Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc