Lâm Đồng “báo động đỏ”: Chỉ 2% nhà ở xã hội được đáp ứng – Bài toán khó cần lời giải gấp!

Lâm Đồng “báo động đỏ”: Chỉ 2% nhà ở xã hội được đáp ứng – Bài toán khó cần lời giải gấp!

#LamDong #NhaOXaHoi #BatDongSan #DoThiHoa #ChinhSachXaHoi

Lâm Đồng đang đối mặt với thách thức lớn khi chỉ đáp ứng được 2% nhu cầu nhà ở xã hội – con số “giật mình” được công bố tại hội nghị kêu gọi đầu tư phát triển nhà ở xã hội diễn ra ngày 18/4 tại Đà Lạt. Sự kiện thu hút hơn 10 nhà đầu tư, nhưng cũng phơi bày những hạn chế trong công tác quy hoạch và thực thi chính sách.

### Khoảng trống 98%: Bài toán cấp bách
Theo kế hoạch, Lâm Đồng cần xây dựng 2.200 căn nhà ở xã hội trước năm 2030 để đáp ứng chỉ tiêu của Chính phủ và nhu cầu thực tế lên đến 4.700 căn, tập trung ở Đà Lạt, Bảo Lộc, Đức Trọng và các khu công nghiệp. Tuy nhiên, từ 2021 đến nay, tỉnh chỉ hoàn thành 99 căn, tương đương 4,5% chỉ tiêu và 2% nhu cầu.

Nguyên nhân được chỉ ra bao gồm:
– Quy hoạch thiếu đột phá, hạ tầng chậm triển khai.
– Khó khăn trong thủ tục, chính sách chưa được tháo gỡ kịp thời.
– Nguồn lực và thu hút đầu tư còn hạn chế.

### Cam kết “chữa cháy” từ lãnh đạo tỉnh
Ông Võ Ngọc Hiệp – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng khẳng định sẽ chấn chỉnh toàn diện, đồng thời đề xuất các ưu đãi hấp dẫn cho nhà đầu tư:
– Ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng.
– Đảm bảo lợi nhuận tối đa 10% tổng chi phí đầu tư.
– Yêu cầu Sở Xây dựng xây dựng lộ trình chi tiết, tránh tình trạng “đá bóng” trách nhiệm.

“Phải cụ thể hóa từng dự án, tạo điều kiện tối đa để nhà đầu tư tiếp cận hồ sơ rõ ràng” – ông Hiệp nhấn mạnh.

### Liệu có kịp về đích?
Với tốc độ hiện tại, Lâm Đồng cần tăng tốc gấp 20 lần để đạt mục tiêu 2030. Câu hỏi đặt ra là liệu các cam kết ưu đãi và cải cách thủ tục có đủ sức hút nhà đầu tư, hay bài toán nhà ở xã hội sẽ tiếp tục là “điểm trừ” trong phát triển đô thị?

#DauTu #PhatTrienBenVung #DatDaLat #KhuCongNghiep

*Theo VOV-Tây Nguyên*

Lâm Đồng chỉ mới đáp ứng 2% nhà ở xã hội so với nhu cầu thực tế. Đó là thông tin được tỉnh này đưa ra tại hội nghị xúc tiến, kêu gọi tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn được tổ chức vào chiều 18/4, tại thành phố Đà Lạt.

Hội nghị xúc tiến, kêu gọi tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thu hút hơn 10 nhà đầu tư tham gia

Lâm Đồng hiện có nhu cầu về nhà ở trên 4.700 căn, tập trung chủ yếu tại thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc, huyện Đức Trọng và các khu công nghiệp. Theo chỉ tiêu được Chính phủ giao tại Đề án “1 triệu căn hộ nhà ở xã hội” và chỉ tiêu đề ra trong Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021–2030, tỉnh Lâm Đồng phải hoàn thành xây dựng mới 2.200 căn nhà ở xã hội đến năm 2030.

Tuy nhiên, thực tế từ năm 2021 đến nay, Lâm Đồng chỉ mới hoàn thành và đưa vào sử dụng được 99 căn nhà ở xã hội, đáp ứng khoảng 2% nhu cầu và đạt khoảng 4,5% so với chỉ tiêu được Chính phủ giao. Điều này cho thấy, tốc độ phát triển nhà ở xã hội của tỉnh còn rất chậm. Nguyên nhân là do công tác quy hoạch chưa có bước đột phá, huy động nguồn lực và thu hút đầu tư còn hạn chế, các khó khăn, vướng mắc trong thủ tục và chính sách chưa được quan tâm tháo gỡ kịp thời…

Nhà ở xã hội tại Lâm Đồng chỉ mới đáp ứng 2% nhu cầu

Phát biểu tại hội nghị, ông Võ Ngọc Hiệp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, khẳng định với các nhà đầu tư những bất cập này sẽ được chấn chỉnh triệt để trong thời gian tới. Đồng thời, cam kết sẽ áp dụng nhiều ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng, quy hoạch – hạ tầng… đảm bảo chủ đầu tư được hưởng lợi nhuận định mức tối đa 10% tổng chi phí đầu tư xây dựng.

Ông Võ Ngọc Hiệp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cam kết sẽ tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các nhà đầu tư tiếp cận và triển khai đầu tư thuận lợi nhất

“Sở Xây dựng tiếp tục nghiên cứu, tham mưu xây dựng lộ trình, giải pháp để triển khai thực hiện các dự án một cách thiết thực, hiệu quả. Lộ trình đòi hỏi hết sức cụ thể, công việc cụ thể, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, kết quả cụ thể, tránh chung chung. Đồng thời, đợt này phải đổi mới cách thức làm việc, chủ động nghiên cứu, đề xuất ra các chỉ tiêu, biện pháp, lộ trình từng dự án một. Tránh tình trạng UBND tỉnh giao nhiệm vụ xuống, rồi Sở Xây dựng lại giao nhiệm vụ ngược lại cho UBND tỉnh mà không có kết quả. Để làm sao các nhà đầu tư có điều kiện nghiên cứu cụ thể, tiếp cận hồ sơ tài liệu cách thức thế nào, để các địa phương bám vào đó tổ chức thực hiện”, ông Võ Ngọc Hiệp nói.

Quang Sáng/VOV-Tây Nguyên


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc