"Kinh tế tư nhân Việt Nam trước thách thức và cơ hội mới: Bứt phá từ tư duy đến hành động" #KinhTếTưNhân #ĐổiMới #PhátTriểnBềnVững

Ghi nhận những đóng góp không nhỏ của kinh tế tư nhân sau gần 40 năm đổi mới, với khoảng hơn 940 nghìn doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động, đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách và tạo việc làm cho khoảng 82% lực lượng lao động cả nước, Nghị quyết 68 của Trung ương khẳng định “kinh tế tư nhân đã trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế…

Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã phát triển lớn mạnh, khẳng định thương hiệu và vươn ra thị trường khu vực, thế giới”. Song, để đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới, kinh tế tư nhân “cần thiết” và “cấp bách” phải trở thành “một động một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia”.

Để hiện thực hoá mục tiêu này, Nghị quyết 68 của Trung ương đã đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo cốt lõi và 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Theo đánh giá của giới chuyên gia thì đây một văn kiện mang dấu ấn đột phá, thậm chí có thể coi là một bản “tuyên ngôn cải cách” mới cho kinh tế tư nhân, bởi rất nhiều điểm nhấn “chưa từng có tiền lệ”.

Đó là việc “đổi mới tư duy” trong nhận thức và hành động. Nghị quyết kiên định mục tiêu “Nhà nước kiến tạo, phục vụ, hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, không can thiệp hành chính vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trái với nguyên tắc thị trường; Xây dựng mối quan hệ giữa chính quyền với doanh nghiệp cởi mở, thân thiện, đồng hành, liêm chính phục vụ, kiến tạo phát triển”.

Là những “đổi mới tư duy” trong việc cải cách, hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, chính sách. Nghị quyết yêu cầu “sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế “xin – cho”, tư duy “không quản được thì cấm”. Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm…

Là “chuyển từ nền hành chính công vụ, quản lý là chủ yếu sang phục vụ và kiến tạo phát triển; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm”; hiện đại hoá quản trị công, quản trị dựa trên dữ liệu; và “thực hiện chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát”…

Từ quan điểm chỉ đạo đến các yêu cầu cụ thể về chính sách để hỗ trợ kinh tế tư nhân, trong đó, nòng cốt là doanh nghiệp nhỏ và vừa “lớn lên” nhưng vẫn phải bảo đảm theo nguyên tắc thị trường và tuân thủ các cam kết quốc tế; Để đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, đóng góp từ 55% GDP trở lên; Đến năm 2045, có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp và đóng góp hơn 60% GDP…

Chiến lược “không chỉ về số lượng mà còn là chiều sâu chất lượng”, khẳng định tư duy và tầm nhìn chiến lược của Đảng ta về kinh tế tư nhân (cùng với kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể) “giữ vai trò nòng cốt để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, đưa đất nước thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, vươn lên phát triển thịnh vượng”.

Một điểm nhấn nổi bật nữa của Nghị quyết 68 phải kể đến việc “xác định doanh nhân là chiến sĩ trên mặt trận kinh tế”. Không chỉ coi trọng xây dựng đội ngũ doanh nhân có đạo đức, văn hoá kinh doanh, thượng tôn pháp luật, phát huy trách nhiệm xã hội… Nghị quyết 68 nêu vấn đề “đánh giá doanh nghiệp tư nhân theo chuẩn quốc tế”, và tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nhân tham gia quản trị đất nước. 

Cũng không dừng lại ở những tuyên bố mang tính chính trị, Nghị quyết 68 của Trung ương còn đi kèm hệ thống giải pháp thực thi, cách thức tổ chức thực hiện hết sức mạnh mẽ. Có thể kể đến như việc yêu cầu sớm “ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt ngay trong Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV đang diễn ra.

Nghị quyết 68 ra đời được đánh giá là một “Nghị quyết mang tính lịch sử” với tinh thần “cải cách” toàn diện và mới mẻ cho kinh tế tư nhân. Song, để tinh thần cải cách đi vào cuộc sống, rất cần sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ từ tất cả các cấp ngành, và sự chủ động đổi mới từ chính khu vực kinh tế tư nhân, từng doanh nghiệp, hộ kinh doanh và mỗi người dân. Có như vậy, kinh tế tư nhân mới thực sự tạo bước đột phá trong giai đoạn phát triển mới.

kt_67dd5616d4738.jpg


VOV.VN – Thúc đẩy hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân “sếu đầu đàn” để đưa đầu tư tư nhân thay thế đầu tư công trong vai trò động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế. Đây là khuyến nghị và kỳ vọng được các chuyên gia kinh tế nhấn mạnh.


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc