Kinh tế tư nhân từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng
Nghị quyết 68 đánh giá: “Kinh tế tư nhân nước ta đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khu vực kinh tế tư nhân hiện có khoảng hơn 940 nghìn doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động, đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước và sử dụng khoảng 82% tổng số lao động vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, là lực lượng quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần xoá đói, giảm nghèo, ổn định đời sống xã hội”.
Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế tư nhân vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng “là lực lượng nòng cốt của kinh tế đất nước”, đối mặt với nhiều rào cản, đặc biệt về quy mô và năng lực cạnh tranh. Khối kinh tế tư nhân chủ yếu là kinh tế hộ gia đình và doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Hạn chế về quy mô dẫn tới những hạn chế về khả năng phát triển, năng lực cạnh tranh vì tiềm lực tài chính, khả năng tiếp cận vốn,trình độ quản trị, năng lực đổi mới, sáng tạo, sức cạnh tranh đều thấp… Khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau, giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp Nhà nước còn thấp. Trong khi đó, có thực trạng, một số doanh nghiệp tư nhân không nỗ lực phát triển tự thân mà trở thành “sân sau” của doanh nghiệp Nhà nước, cố gắng hưởng lợi từ “miếng bánh” ngân sách, không thực sự đóng góp cho sự phát triển chung.

Phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong nền kinh tế
Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 68 khẳng định: “Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia, là lực lượng tiên phong thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia”. Nghị quyết xác định: “Xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; đánh giá đúng vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với phát triển đất nước”. Đây là những đột phá quan trọng trong tư duy, nhận thức để nuôi dưỡng, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước.
Khi tư duy và nhận thức thay đổi, môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, ổn định, kinh tế tư nhân sẽ là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia, đạt và vượt mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân, có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.Phấn đấu đến năm 2045 có khoảng 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp trên 60% GDP.

VOV.VN – Với tinh thần khẩn trương triển khai Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, chiều 7/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân.
Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt
Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.