00 "Kịch bản thuế quan toàn cầu: Nguy cơ giảm tăng trưởng và cơ hội bứt phá của Việt Nam #KịchBảnThuếQuan #SứcÉpTăngTrưởng" Việt Nam đứng trước thách thức từ làn sóng thuế quan toàn cầu, nhưng vẫn lóe lên hy vọng hưởng lợi từ dòng vốn đầu tư mới. Liệu mục tiêu tăng trưởng 8% có khả thi trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung leo thang? - Rao vặt giá tốt

"Kịch bản thuế quan toàn cầu: Nguy cơ giảm tăng trưởng và cơ hội bứt phá của Việt Nam #KịchBảnThuếQuan #SứcÉpTăngTrưởng"

Việt Nam đứng trước thách thức từ làn sóng thuế quan toàn cầu, nhưng vẫn lóe lên hy vọng hưởng lợi từ dòng vốn đầu tư mới. Liệu mục tiêu tăng trưởng 8% có khả thi trong bối cảnh thương chiến Mỹ – Trung leo thang?

(KTSG Online) – Kinh tế thế giới dự báo suy giảm đáng kể vì hàng rào  thuế quan dựng lên ở quy mô toàn cầu, trong đó ảnh hưởng lớn đến các nền kinh tế xuất khẩu. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng vẫn có kịch bản Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng đi cùng sự hưởng lợi từ dòng vốn đầu tư mới.

Cảng quốc tế Tân Cảng – Cái Mép. Ảnh: Shutterstock

Nguy cơ giảm tăng trưởng vì thương chiến 2.0

Trong tuần trước, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu và cảnh báo nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ đang tăng nhanh, do tác động tiêu cực từ cú sốc thuế quan của Tổng thống Donald Trump.

Cụ thể, IMF cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu nửa điểm phần trăm, xuống 2,8% trong năm nay và 3% vào năm 2026, thấp hơn mức 3,3% của 2024, vì các rào cản thương mại.

Với hai nền kinh tế lớn đang ở trạng thái “thương chiến”, dự báo tăng trưởng cũng giảm, bao gồm Mỹ (từ 2,7% xuống còn 1,8% trong năm 2025) và Trung Quốc (4% trong khi năm ngoái hơn 5%).

Nhưng có một điểm đáng chú ý, đó là IMF cũng cho rằng là sẽ không có suy thoái ở cả Mỹ và Trung Quốc, theo quan sát của ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích khối khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam.

“Như vậy, rất có khả năng sẽ không có nền kinh tế nào chịu tổn thất trong cuộc chiến này, ngược lại có thể tác động đến 1 số nền kinh tế mới nổi phụ thuộc vào xuất khẩu. IMF không đề cập cụ thể, nhưng chúng ta thừa hiểu đó có thể là ASEAN và Việt Nam. Do đó, ASEAN và Việt Nam đã phải nhanh chóng thương lượng với Mỹ. Trong khi đó, có lẽ Trung Quốc đã bắt đầu chuyển đổi cấu trúc nền kinh tế từ sản xuất xuất khẩu sang nền kinh tế tiêu dùng nội địa”, ông Minh đánh giá.

Hiện các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 dao động từ 6,5-7,0%. Ngân hàng UOB (Singapore) hồi đầu tháng 4 đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 xuống còn 6%, giảm 1 điểm phần trăm so với mức dự báo trước đó. Con số này thấp hơn nhiều so với mức 8% mục tiêu của Chính phủ.

Theo UOB, Việt Nam đặc biệt dễ tổn thương trước các biện pháp hạn chế thương mại và cần chuẩn bị tâm thế ứng phó với tác động lan rộng của các mức thuế mới, do tính chất mở của nền kinh tế: xuất khẩu chiếm tới 90% GDP của Việt Nam – cao thứ hai trong ASEAN, chỉ sau Singapore (174%), đồng thời có mức độ phụ thuộc lớn vào thị trường Mỹ.

Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường, Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect, đánh giá việc điều chỉnh dự báo GDP của Việt Nam vào thời điểm này chưa đủ cơ sở thông tin và dữ liệu để đưa ra nhận định chuẩn xác, do vẫn còn khả năng, dù không cao, về sự xoay chuyển đáng kể trong các cuộc đàm phán thương mại có lợi cho Việt Nam.

Việc miễn thuế tạm thời đối với các sản phẩm điện tử là một tín hiệu đáng chú ý. Với việc xuất khẩu mặt hàng này chiếm khoảng 28% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong năm 2024, việc miễn thuế tạm thời sẽ hỗ trợ triển vọng xuất khẩu mặt hàng này trong tương lai gần, theo VNDirect.

Việt Nam vẫn còn cơ hội

Trong buổi chia sẻ với nhà đầu tư tại Việt Nam vào cuối tháng 4, ông Chen Hui Yen, Giám đốc Phân tích kiêm Phó Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu, Bộ phận tư vấn đầu tư tại Công ty Chứng khoán Yuanta (Đài Loan), lại cho rằng mục tiêu tăng trưởng 8% vẫn khả thi.

Khi các dòng thương mại từ Trung Quốc sang Mỹ bị gián đoạn, nhiều hoạt động xuất khẩu sẽ được chuyển hướng sang các quốc gia khác như Việt Nam, Mexico hay các quốc gia khác, giúp bù đắp cho sự sụt giảm của hoạt động xuất khẩu sang một số thị trường truyền thống và tạo ra động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế. Lưu ý thêm giá trị xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ hiện đang tương đương 100% GDP Việt Nam.

“Mặc dù có thể gặp một số thách thức ngắn hạn nhưng trong dài hạn, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung được cho là sẽ mang lại tác động tích cực cho kinh tế Việt Nam. Nếu chính sách thuế sau thời gian miễn trừ 90 ngày vẫn được giữ ổn định, Việt Nam sẽ có cơ hội thu hút thêm dòng thương mại và đầu tư, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế trong năm nay”, ông Chen nói.

Đại diện VNDirect cho rằng trong ngắn hạn, việc Mỹ tạm hoãn áp thuế trong 90 ngày có thể thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quí 2 nhờ động thái gia tăng tích trữ hàng tồn kho của các nhà bán lẻ Mỹ. Ngoài ra, lo ngại của các nhà đầu tư về kịch bản xấu nhất liên quan đến việc di dời hàng loạt các dự án FDI hiện tại khỏi Việt Nam, chỉ có xác suất thấp trong ngắn và trung hạn.

Lý do vì các quốc gia khác trong khu vực cũng đối mặt với thuế suất đáng kể, chi phí di dời, sự bất ổn về chính sách trong khung thời gian nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ hiện tại, và Việt Nam vẫn có nhiều lợi thế cạnh tranh lớn.

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm có thể đối mặt với khó khăn, tùy thuộc vào kịch bản thuế quan. “Nếu các cuộc đàm phán thương mại giữa Việt Nam Mỹ không thành công và mức thuế đối ứng mới không giảm đáng kể so với mức 46%. Ngay cả khi thuế được giảm xuống, những tác động tiêu cực kéo dài vẫn có thể xảy ra”, ông Hinh đánh giá.

Theo ông Minh, Yuanta, kịch bản thuận lợi là Việt Nam hưởng lợi từ làn sóng chuyển dịch. Bối cảnh lúc này là Mỹ tập trung áp thuế vào Trung Quốc, các quốc gia khác được trì hoãn hoặc miễn trừ khi đạt được thỏa thuận.

Còn Việt Nam không bị áp thuế đối ứng hoặc hạn chế thương mại, nhờ uy tín từ nhiều hiệp định thương mại tự do và vị thế trung lập. Cơ hội tăng xuất khẩu các mặt hàng mà Mỹ từng nhập nhiều từ Trung Quốc, đồng thời thu hút dòng vốn FDI, nhất là các công ty Trung Quốc tìm nơi đặt nhà máy “né thuế”.

Còn kịch bản trung lập hơn là Việt Nam vẫn có lợi ích nhưng rủi ro gia tăng và khó khăn trong quản trị chuỗi cung ứng. Theo đó, Việt Nam bị giám sát về quy tắc xuất xứ, yêu cầu nâng tỷ lệ nội địa hóa, FDI tăng nhưng chất lượng sẽ bị kiểm soát, tránh bị gắn mác “gia công hộ Trung Quốc”.

Còn ở kịch bản bất lợi thì tác động tiêu cực, khi Việt Nam có nguy cơ bị đưa vào danh sách nếu không chứng minh được độc lập sản xuất. Xuất khẩu chững lại và FDI có thể rút khỏi Việt Nam nếu không thấy lợi thế về thuế.

“Theo logic, chúng tôi kỳ vọng Việt Nam sẽ đạt được kịch bản thuận lợi do lúc này Trung Quốc vẫn chưa tỏ ra nhượng bộ Mỹ trước các đàm phán và Mỹ sẽ phải tìm nguồn cung ứng thay thế từ các quốc gia khác. Tuy nhiên, “vỏ bên ngoài” thì kịch bản trung lập vẫn có khả năng xảy ra vì Mỹ lo ngại Trung Quốc tìm cách né thuế”, ông Minh bình luận.


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc