"Khám phá quê hương Bác Hồ: Hành trình trở về cội nguồn của người anh hùng dân tộc"

VềThămQuêBác #KhuDiTíchKimLiên #HồChíMinh #NghệAn #DiSảnVănHóa

Khu di tích còn lưu giữ cảnh quan và hiện vật quá đỗi thân thuộc, dung dị khắc hoạ rõ nét mảnh đất quê hương giàu truyền thống, bản sắc văn hóa xứ Nghệ cùng tình cảm yêu thương của gia đình đã góp phần hình thành nên nhân cách, đạo đức và tư tưởng của Hồ Chí Minh – người anh hùng giải phóng dân tộc – Danh nhân văn hóa kiệt xuất.

que-ngoai-9.jpeg
Toàn bộ Khu Di tích Kim Liên rộng hơn 205ha với nhiều điểm di tích, có các điểm và cụm di tích cách nhau từ 2 đến 10km, đó là cụm di tích Hoàng Trù, quê ngoại Bác Hồ; cụm di tích Làng Sen, quê nội Bác Hồ; khu mộ bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu của Bác; đền Chung Sơn (đền thờ gia tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh)… Ảnh: Hoàng Lân
que-bac.jpeg
Những ngày này, mặc dù thời tiết xứ Nghệ có lúc đổ mưa nhưng dòng người về thăm quê Bác rất đông để nhớ về Người và hiểu hơn mảnh đất đã sinh ra lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Ảnh: Hoàng Lân
que-ngoai-8.jpeg
Ngày 15-5, Đoàn công tác của Sở Du lịch Hà Nội tham quan quê Bác. Đoàn nghe giới thiệu về khu di tích. Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969) sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, tại quê ngoại (làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Cha của Người là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là bà Hoàng Thị Loan. Ảnh: Hoàng Lân
que-noi-4.jpeg
Cụm di tích tại quê nội của Bác- làng Sen, xã Kim Liên gồm các di tích: Nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (cha của Bác), nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm (là nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc và gia đình đã sống trong một thời gian dài, gồm nhà chính, nhà ngang, vườn); nhà thờ họ Nguyễn Sinh được dựng trên mảnh đất hương hỏa của dòng họ, bằng kết cấu gỗ… Ảnh: Hoàng Lân
que-noi-11.jpg
Nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc gồm các hạng mục: Nhà chính, nhà ngang, cổng, sân, vườn. Ảnh: Hoàng Lân
que-noi-2.jpeg
Đặc biệt, trong nhà còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị, như hai bộ phản gỗ, chiếc giường, rương đựng lương thực, mâm bằng gỗ sơn đen… Ảnh: Hoàng Lân
que-noi-1.jpeg
Chiếc tủ đứng hai ngăn đựng đồ dùng của gia đình Bác. Ảnh: Hoàng Lân
que-noi-.jpeg
Khu bếp đơn sơ, giản dị. Ảnh: Hoàng Lân
Cụm di tích tại quê nội của Bác- làng Sen, xã Kim Liên gồm các di tích:
Cụm di tích tại quê ngoại – làng Hoàng Trù, xã Kim Liên gồm các điểm di tích: Nhà của gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Chùa, là nơi cậu bé Nguyễn Sinh Cung (tên Bác lúc còn nhỏ) cất tiếng khóc chào đời. Nhà gồm ba gian, mái lá, xung quanh che phên… Ảnh: Hoàng Lân
que-ngoai-7.jpeg
Tại đây còn có các di tích: Nhà cụ Hoàng Xuân Đường (ông ngoại của Bác); nhà thờ chi họ Hoàng Xuân. Du khách nghe giới thiệu quê ngoại của Bác. Ảnh: Hoàng Lân.
que-ngoai-5.jpeg
Các vật dụng quen thuộc của gia đình Bác ngày nhỏ. Ảnh: Hoàng Lân
que-ngoai-6.jpeg
Chiếc khung cửi của bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Hoàng Lân.
doan-cong-tac.jpg
Từ ngày 15 đến 17-5, Đoàn công tác của Sở Du lịch Hà Nội với sự tham gia của gần 50 đơn vị lữ hành đã có chuyến khảo sát các điểm di tích, du lịch, cơ sở lưu trú tại tỉnh Nghệ An. Trong đó, đoàn đã tham quan Khu di tích lịch sử Quốc gia Đặc biệt Kim Liên. Ảnh: Hoàng Lân
doan-1.jpg
Dâng hương, tham quan tại đền Chung Sơn – đền thờ gia tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Hoàng Trung
 (trong ảnh:
Đền Chung Sơn gồm 18 hạng mục, không gian kiến trúc được tính toán hài hòa, vừa đạt được tính tôn nghiêm của nơi thờ tự (bố cục ở trung tâm), vừa đảm bảo tính khoáng đạt của cảnh quan và ấm cúng của không gian thiêng. Ảnh: Hoàng Lân
kim-chung.jpg
Toàn cảnh đền Chung Sơn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Văn Quảng.


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc