Kế hoạch “khổng lồ” của Trump: Thuế quan chỉ là bước khởi đầu? #Trump #ThuếQuan #KinhTếToànCầu #ChiếnTranhThươngMại #NềnKinhTếMỹ
Trong một bài phân tích trên đài RT của Nga, Phó Giáo sư Igor Makarov thuộc Trường Kinh tế Cao cấp Moskva (HSE) đã phác thảo một bức tranh toàn cảnh về chính sách thuế quan của Tổng thống Trump, cho rằng đó không chỉ là một biện pháp đơn lẻ mà là một phần trong một chiến lược kinh tế rộng lớn hơn, đầy rủi ro nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tham vọng.
Makarov chỉ ra rằng mất cân đối thương mại toàn cầu bắt nguồn từ sự chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư ở các quốc gia. Các nước như Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, và các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn có thặng dư thương mại do tiết kiệm vượt quá đầu tư trong nước, dẫn đến dòng vốn chảy ra nước ngoài. Mỹ, ngược lại, có thâm hụt thương mại do tiêu dùng cao, tiết kiệm thấp và vai trò của đồng USD như tài sản trú ẩn an toàn toàn cầu. Điều này, theo ông, tạo ra một sự mất cân bằng nguy hiểm tiềm ẩn nhiều rủi ro lâu dài.
Để giải quyết vấn đề này, Mỹ có một số lựa chọn: cắt giảm chi tiêu chính phủ, cắt giảm thuế doanh nghiệp, đầu tư vào công nghiệp, hạn chế dòng vốn chảy vào, giảm vai trò của USD như đồng tiền dự trữ toàn cầu, và cuối cùng là áp thuế quan. Makarov cho rằng chính sách thuế quan của Trump là lựa chọn dễ thực hiện nhất về mặt chính trị, nhưng nó chỉ là “mũi giáo” đi đầu trong một kế hoạch lớn hơn, bao gồm nhiều yếu tố nêu trên.
Ông Makarov cũng phân tích các chỉ trích nhắm vào chính sách thuế quan của Trump. Ông cho rằng việc Trump sử dụng các biểu đồ rời rạc về thuế quan của các nước khác để biện minh cho hành động của mình là không hoàn toàn chính xác, nhưng có thể ông đang sử dụng chúng như một công cụ đàm phán, tận dụng sức mạnh kinh tế của Mỹ để gây áp lực lên các đối tác thương mại.
Việc so sánh với Đạo luật thuế Smoot-Hawley năm 1930 cũng được xem xét. Makarov nhấn mạnh rằng bối cảnh kinh tế hiện tại khác biệt hoàn toàn so với thời điểm đó. Mỹ hiện nay đang đối mặt với vấn đề thâm hụt thương mại, ngược lại với tình trạng thặng dư thương mại của Mỹ thời điểm trước Đại khủng hoảng.
Tuy nhiên, rủi ro vẫn tồn tại. Makarov cho rằng cuộc chiến thương mại có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực, đặc biệt là lạm phát, thậm chí là đình lạm. Ảnh hưởng ban đầu sẽ rơi vào các nước có thặng dư thương mại với Mỹ, trong khi Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng sau cùng. Nhưng ông cũng không loại trừ khả năng Mỹ sẽ nổi lên mạnh mẽ hơn sau cuộc khủng hoảng.
Kết luận, Makarov khẳng định chính sách thuế quan của Trump không chỉ đơn thuần là một biện pháp kinh tế mà là một nỗ lực táo bạo, mạo hiểm nhằm định hình lại mô hình kinh tế toàn cầu đã tồn tại trong nhiều thập kỷ. Dù nguy hiểm và có thể không chính đáng, nhưng nó không phải là hành động bộc phát mà là một chiến lược được tính toán kỹ lưỡng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh tại Nhà Trắng. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Trong bài viết đăng trên đài RT của Liên bang Nga tối 9/4, theo giờ địa phương, Phó Giáo sư tại Igor Makarov thuộc Trường Kinh tế Cao cấp (HSE) ở Moskva (Moscow) cho rằng nếu xét đến bối cảnh kinh tế rộng lớn hơn, cả trong nước lẫn toàn cầu, chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump là một chiến lược gây ngạc nhiên cho nhiều người.
Tình trạng mất cân đối toàn cầu
Theo tác giả, cốt lõi của các mất cân đối thương mại toàn cầu là sự chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư ở từng quốc gia. Ở những nước như Trung Quốc, Đức, Nhật Bản và các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn, tiết kiệm thường vượt quá đầu tư trong nước, cho nên, vốn phải tìm đường ra nước ngoài và điều này tạo ra thặng dư thương mại. Ở Mỹ thì ngược lại.
Một phần lớn trong số đó – khoảng 1.000 tỷ USD mỗi năm – chảy vào Mỹ. Nguyên nhân trước tiên là do nền kinh tế Mỹ được thiết kế để khuyến khích chi tiêu tiêu dùng chứ không phải tiết kiệm. Nói cách khác, người Mỹ tiết kiệm ít hơn mức họ đầu tư và khoảng cách đó được bù đắp bởi vốn nước ngoài, nhưng diều này lại tạo ra thâm hụt thương mại. Hai là, trong những thời điểm bất ổn, từ nhà đầu tư đến chính phủ các nước đều đổ xô tích trữ đồng USD vì tới nay, nó vẫn là nơi trú ẩn an toàn toàn cầu.
Về ngắn hạn, tình trạng nêu trên có vẻ không có gì quá lo. Nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh. Không ai bấm chuông báo động. Nhưng bên dưới bề mặt, các mất cân đối đang tích tụ: thâm hụt thương mại kéo dài, nợ liên bang phình to, và lãi suất tăng cao là một hỗn hợp nguy hiểm. Khi vay mượn trở nên đắt đỏ hơn, việc trả nợ ngày càng khó khăn. Ngoài ra, việc tiêu dùng nội địa ở Trung Quốc chậm lại và khủng hoảng kinh tế tại châu Âu khiến dòng vốn đổ vào Mỹ càng nhiều, càng làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân đối. Trong khi đó, ở Mỹ, bầu cử giữa kỳ đang đến gần đã thúc đẩy ông Trump phải hành động ngay.
Vậy Mỹ có thể làm gì để tăng tiết kiệm, giảm thâm hụt thương mại và hạ lãi suất dài hạn? Trên lý thuyết, Mỹ có một số công cụ. Thứ nhất là cắt giảm chi tiêu chính phủ, Ông Trump đã thúc đẩy điều này thông qua các nỗ lực của Ban Hiệu quả chính phủ (DOGE) và những bên liên quan. Thứ hai là cắt giảm thuế doanh nghiệp và đầu tư vào công nghiệp. Trong đó, việc cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp làm gia tăng bất bình đẳng còn đầu tư vào công nghiệp rất khó thực hiện trong một hệ thống chính trị chia rẽ. Tuy nhiên, cả hai đang được thực hiện, một phần thông qua thuế quan. Thứ ba, hạn chế dòng vốn chảy vào Mỹ. Điều này rất khó chấp nhận về mặt chính trị. Thứ tư là giảm vai trò của đồng USD như đồng tiền dự trữ toàn cầu. Điều này khó thực hiện đơn phương và có thể gây bất ổn. Thứ năm là áp thuế quan, Đây là việc dễ thực hiện nhất về mặt chính trị, và rõ ràng là lựa chọn của ông Trump. Nhưng đó chỉ là mũi giáo đi đầu còn kế hoạch lớn hơn có thể bao gồm nhiều yếu tố trong số năm hướng tiếp cận nói trên.
Sau những chỉ trích hợp lý
Các chỉ trích nhằm vào chính sách thuế quan của ông Trump là có cơ sở, nhưng quan trọng hơn là nhìn được cái gì đã thúc đẩy ông Trump thực hiện chính sách thuế quan
Thứ nhất, tại sao ông Trump lại sử dụng những biểu đồ rời rạc, thiếu hệ thống về mức thuế ở các nước khác để biện minh cho hành động của mình? Như nhà kinh tế Olivier Blanchard từng nói, ai trong chúng ta cũng “thâm hụt thương mại” với tiệm bánh và “thặng dư” với nơi làm việc thì quốc tế cũng tương tự. Cố gắng “cân bằng” từng mối quan hệ thương mại song phương là ngây thơ, thậm chí là sai bản chất vấn đề. Nhưng có thể ông Trump không thực sự cố gắng cân bằng thương mại mà đang cố đàm phán. Thị trường Mỹ quá quan trọng với nhiều quốc gia đến mức ông Trump dường như đang tận dụng quyền tiếp cận vào nó để ép các đối tác thương mại nhượng bộ. Nếu ông Trump đã định áp thuế, thì tại sao không “tìm kiếm thêm lợi ích” từ đó?
Thứ hai, có người cảnh báo điều này có thể dẫn đến khủng hoảng toàn cầu. Họ nhắc lại đạo luật thuế Smoot-Hawley năm 1930 – mà nhiều người cho là nguyên nhân khiến Đại Khủng hoảng trở nên trầm trọng. Nhưng đừng đơn giản hóa lịch sử. Khi đó, Mỹ thặng dư thương mại, thiếu tiêu dùng và đầu tư quá mức, cho nên, thuế quan chỉ làm mọi thứ tệ hơn. Ngày nay, Mỹ gặp vấn đề ngược lại.
Dẫu sao vẫn không thể loại trừ khả năng xảy ra thảm họa. Tất cả phụ thuộc vào cách cuộc chiến thương mại diễn tiến và tác giả cho rằng một phần lớn thuế quan sẽ được rút lại trong các thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng. Nhưng ngay cả khi Nhà Trắng không rút, thiệt hại ban đầu nặng nhất sẽ rơi vào các quốc gia thặng dư thương mại với Mỹ như Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Liên bang Nga. Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng sau cùng. Thậm chí, có khả năng thực tế rằng Mỹ sẽ trỗi dậy trong vị thế mạnh mẽ hơn sau khi châm ngòi một cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Trong khi triển khai chính sách thuế quan, nguy cơ lớn nhất trước mắt đối với nền kinh tế Mỹ là lạm phát, thậm chí là đình lạm (chỉ hiện tượng nền kinh tế đình đốn trong khi lạm phát cao). Ông Trump lập luận rằng sản xuất nội địa sẽ tăng để đáp ứng nhu cầu và giữ giá cả ổn định. Nhưng sản xuất cần thời gian còn giá cả tăng thì không và còn quá nhiều điều chưa rõ như các công ty Mỹ phụ thuộc vào linh kiện nhập khẩu đến mức nào? Phần nào của lạm phát tương lai sẽ đến từ linh kiện và nguyên liệu nhập khẩu? Những phần khác trong kế hoạch giảm thâm hụt liệu có thành hiện thực? Và các lực lượng giảm phát toàn cầu – khi các nước đẩy hàng dư thừa sang thị trường không phải Mỹ – sẽ tương tác thế nào với giá cả nội địa đang tăng?
Nói tóm lại, ông Trump đang trong một ván cược lớn. Thuế quan không phải công cụ sắc bén lại kém hiệu quả. Các nhà kinh tế đều biết điều này. Đó là lý do họ phản ứng mạnh khi Mỹ đưa ra chính sách thuế quan mới. Nhưng thực chất, vấn đề không chỉ là thuế quan. Đây là một nỗ lực định hình lại mô hình kinh tế mà Mỹ – và cả thế giới – đã vận hành trong 30, thậm chí 80 năm qua. Nó táo bạo. Nó nguy hiểm. Có thể, nó không chính đáng, nhưng không phải là hành động bộc phát, không tính toán.
Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt
Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.