Indonesia Đón Nhận "Sáng Kiến Rạn San Hô Nhân Tạo" – Ngăn Xói Mòn, Phục Hồi Hệ Sinh Thái Biển 🌊🐠 #Sáng_Kiến_Rạn_San_Hô_Nhân_Tạo

Phát biểu trước báo giới hôm qua (24/4) Giáo sư Haryo Dwito Armono đến từ Viện khoa học Công nghệ Sepuluh Nopember Indonesia cho rằng, xây dựng hòa hợp với thiên nhiên là một khái niệm phát triển tích hợp các quá trình tự nhiên vào quy hoạch và thiết kế cơ sở hạ tầng. Trong trường hợp này, ông sử dụng các rạn san hô nhân tạo như một giải pháp để khôi phục các rạn san hô hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Theo chuyên gia về kỹ thuật cảng và quản lý ven biển, trong 20 năm tới, khoảng 70% đến 90% rạn san hô ở Indonesia có nguy cơ tuyệt chủng, một phần do hiện tượng nóng lên toàn cầu khiến nhiệt độ nước biển tăng lên. Nếu tình trạng này tiếp diễn, sự tồn tại của các loài cá sẽ bị đe dọa và sản lượng đánh bắt của ngư dân cũng giảm. Hơn nữa mực nước biển dâng cao sẽ gây ra những thảm họa như xói mòn bờ biển, nếu không được giải quyết có thể gây thiệt hại cho cơ sở vật chất và cuộc sống người dân ở khu vực xung quanh.

Để khắc phục nguy cơ trên, giáo sư Haryo Dwito Armono khởi xướng sáng kiến bảo vệ bờ biển thân thiện với môi trường có tên là Hexareef. Đây là công trình với các tảng đá chắn sóng hình lục giác, có đường kính 60 cm và chiều cao 80 cm, mặt trên có thảm thực vật rạn san hô nhân tạo. Các bề mặt được tạo nhiều lỗ để sóng biển lưu thông dễ dàng mà không làm hỏng kết cấu. Hệ thống đê chắn sóng gồm nhiều tảng đá được lắp đặt song song, chìm dưới bề mặt nước biển.

Sáng kiến Hexareef đã được thử nghiệm ở Tây Nam Papua, phản hồi từ cộng đồng cho thấy có thể khắc phục sự xói mòn bờ biển trước đây, cũng như giúp phục hồi hệ sinh thái biển. Ngoài ra, sự hiện diện của Hexareef làm tăng thu nhập cho các địa điểm du lịch, bởi các rạn san hô nhân tạo hấp dẫn, thu hút du khách. Với kết quả này, Giáo sư Haryo Dwito Armono hy vọng sáng kiến Hexareef sẽ được triển khai rộng rãi ở Indonesia trong thời gian tới.

img_1943_1_20250423202859.jpg


VOV.VN – Giảng viên và nhà nghiên cứu tại Đại học Hồi giáo Indonesia (UII) Listya Endang Artiani coi xu hướng mua vàng tràn lan hiện nay, bất chấp giá cả leo thang, là một chỉ báo kinh tế bất thường, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị để giải quyết hiện tượng này.


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc