Hóa đơn tiền điện Sài Gòn “khủng”: Nhiều gia đình khóc ròng vì tăng vọt!
#TienDien #SaiGon #GiaTang #SinhHoat #TPHCM #EVNHCMC
Vừa qua, hàng loạt gia đình tại TP.HCM “méo mặt” khi nhận hóa đơn tiền điện tháng 3/2025 với mức tăng chóng mặt. Nhiều trường hợp ghi nhận mức tăng từ 20% đến hơn 50%, thậm chí có trường hợp lên tới 100% so với tháng trước, khiến chi tiêu gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chị K.L.A (ngụ TP. Thủ Đức) ngỡ ngàng khi phải trả 1,99 triệu đồng tiền điện tháng 3, tăng 56% so với tháng 2. “Tôi kiểm tra lại lịch sinh hoạt, việc sử dụng điện trong nhà không hề thay đổi, vậy mà tiền điện lại tăng đến vài trăm ngàn đồng”, chị L.A chia sẻ. Tương tự, chị N.T.T (huyện Bình Chánh) cũng rơi vào tình trạng tương tự, hóa đơn tiền điện tháng 3 của chị tăng từ hơn 782.000 đồng lên hơn 1,16 triệu đồng.
“Nhà chỉ có hai người lớn, dùng một máy lạnh, một quạt máy, một tivi, một tủ lạnh và một tủ đông mà đã tốn điện đến vậy. Không biết tháng 4 sẽ tăng lên mức nào nữa!”, chị T.T lo lắng bày tỏ. Chị T.T cho biết thêm, dù năm nào vào mùa nắng nóng tiền điện cũng tăng, nhưng mức tăng đột biến này khiến gia đình chị vô cùng khó khăn, đặc biệt khi chi phí sinh hoạt đã tăng gần 500.000 đồng/tháng từ Tết đến nay.
Nhiều hộ dân khác phản ánh với báo Người Lao Động về tình trạng tiền điện tháng 2/2025 đã tăng ít nhất 20%, thậm chí lên đến 100% so với tháng trước. Thậm chí, mức tăng còn chênh lệch giữa các hộ gia đình, hộ đông người có mức tăng thấp hơn so với hộ ít người, dù lượng điện tiêu thụ vượt định mức của hộ đông người lại ít hơn. Anh N.H.H.P (ngụ Bình Chánh) so sánh hóa đơn tiền điện của gia đình mình (8 người, tăng khoảng 20%) và em gái (2 người, tăng 35%) để minh chứng cho điều này.
Ông Bùi Trung Kiên, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC), giải thích nguyên nhân tăng giá tiền điện là do tháng 3 có 31 ngày và là tháng đầu tiên của mùa nắng nóng, nhiệt độ trung bình cao hơn tháng 2 (34-37 độ C). Điều này dẫn đến việc người dân sử dụng máy lạnh nhiều hơn, làm tăng sản lượng điện tiêu thụ.
Tính đến ngày 26/3, sản lượng điện tiêu thụ bình quân toàn thành phố đạt 86,97 triệu kWh/ngày, cao hơn 16,3% so với tháng 2. Sản lượng điện sinh hoạt cũng tăng 19,8% so với tháng 2, đạt 42,64 triệu kWh/ngày. EVNHCMC dự báo nhu cầu tiêu thụ điện tại TP.HCM trong mùa nắng nóng năm 2025 sẽ còn tiếp tục tăng cao, đặc biệt là vào cuối tháng 4 và tháng 5. Sự phục hồi kinh tế và thời tiết nắng nóng được cho là nguyên nhân chính.
T. Nhân
Vừa thanh toán 1,99 triệu đồng hóa đơn tiền điện tháng 3-2025, chị K.L.A (ngụ TP Thủ Đức) tá hỏa vì tiền điện tăng đến 56% so với tháng trước.
“Tôi hỏi hết các thành viên trong nhà, lịch sinh hoạt và xài điện hằng ngày vẫn y chang tháng trước, không có gì thay đổi nhưng tiền điện phải trả lại tăng đến mấy trăm ngàn đồng” – chị L.A nói.
Tương tự, chị N.T.T (ngụ huyện Bình Chánh, TP HCM) cũng rất bất ngờ khi tiền điện từ hơn 782.000 đồng trong tháng 2 đã nhảy vọt lên trên 1,16 triệu đồng trong tháng 3.
Nhiều người dân ở TP HCM méo mặt vì hóa đơn tiền điện tăng cao
“Nhà chỉ có 2 người lớn, xài 1 máy lạnh, 1 quạt máy, 1 ti vi, 1 tủ lạnh và 1 tủ đông. Mới tháng 3 mà đã ngốn điện kinh khủng như vậy, qua tháng 4 không biết tăng lên tới mức nào” – chị T.T lo lắng.
Chị T.T cho biết năm nào tiền điện các tháng nắng nóng sẽ tăng so với tháng bình thường nhưng tăng vọt như vậy khiến chị bị sốc. Từ Tết đến giờ vật giá tăng, chi phí sinh hoạt cho 2 người đã phát sinh thêm gần 500.000 đồng/tháng, giờ tiền điện tăng gần 400.000 đồng/tháng khiến ngân sách gia đình thâm hụt.
Phản ánh với phóng viên Báo Người Lao Động, một số hộ dân trên địa bàn TP HCM cho hay tiền điện tháng 2-2025 đã tăng ít nhất 20%, nhiều nhất có thể lên đến 100% so với tháng trước. Trong đó, những hộ có đông thành viên nên định mức điện cộng lại cao, tăng giá ít hơn những hộ ít người.
“Nhà tôi 8 người, tiền điện tháng này tăng khoảng 20% đồng, trong khi nhà em gái tôi 2 người nhưng tăng đến 35%. So 2 hóa đơn thì thấy số kWh điện vượt định mức của nhà tôi ít hơn” – anh N.H.H.P (ngụ Bình Chánh) so sánh.
Một hộ gia đình phải trả tiền điện tăng gần 60% so với tháng trước
Giải thích nguyên nhân hóa đơn tiền điện tháng 3 của nhiều hộ gia đình TP HCM tăng cao, ông Bùi Trung Kiên, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP HCM (EVNHCMC), cho biết do tháng 3 có 31 ngày và là tháng đầu tiên của chu kỳ nắng nóng, chưa có mưa nên nhiệt độ trung bình cao hơn tháng 2 (nhiệt độ từ tháng 3 đến tháng 5 dao động 34-37 độ C). Do đó, người dân sử dụng máy lạnh nhiều dẫn đến sản lượng điện sinh hoạt cao.
Tính đến ngày 26-3, sản lượng điện tiêu thụ bình quân ngày toàn thành phố đạt 86,97 triệu kWh/ngày, cao hơn 16,3% (tương đương 12,02 triệu kWh/ngày) so với tháng 2.
Trong đó, sản lượng điện sinh hoạt cũng tăng dần, đạt 42,64 triệu kWh/ngày, cao hơn 19,8% so với sản lượng điện sinh hoạt bình quân ngày của tháng 2.
Theo các dự báo của EVNHCMC, nhu cầu tiêu thụ điện tại TP HCM trong mùa nắng nóng năm 2025 có xu hướng gia tăng so với năm 2024. Nguyên nhân chính đến từ sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế thành phố, kết hợp với các yếu tố thời tiết đặc trưng trong giai đoạn chuyển mùa từ tháng 3 đến tháng 5.
Tình hình tiêu thụ điện tại TP HCM sẽ tiếp tục tăng cao và đạt đỉnh điểm vào cuối tháng 4 và tháng 5 khi thời tiết trở nên oi bức hơn.
Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt
Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.