Hải Phòng – Hải Dương Sáp Nhập: Hướng Tới Đô Thị Đặc Biệt Thứ 3 Của Cả Nước
#HảiPhòng #HảiDương #SápNhập #ĐôThịĐặcBiệt #PhátTriểnKinhTế #HànhChính
Chi tiết cuộc họp lịch sử giữa hai địa phương
Chiều ngày 18/4, tại Hải Phòng – trung tâm hành chính mới được đề xuất, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã tổ chức buổi làm việc quan trọng nhằm thống nhất các nội dung liên quan đến việc sáp nhập hai địa phương.
Thống nhất phương án tinh gọn, hiệu quả
Dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu và Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng, hai bên đã trao đổi về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, đồng thời xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp với tiêu chí tinh gọn, hiệu quả và gần dân nhất.
Các nội dung quan trọng được thống nhất bao gồm:
– Định hướng bố trí trụ sở hành chính mới.
– Giải pháp nhà ở công vụ và kết nối giao thông.
– Xây dựng chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội sau sáp nhập.
Chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức
Bí thư Trần Đức Thắng nhấn mạnh sự cần thiết của các chính sách hỗ trợ về nhà ở, phương tiện đi lại cho cán bộ, công chức, viên chức để đảm bảo ổn định đời sống trong giai đoạn chuyển đổi.
Mở ra không gian phát triển mới
Bí thư Lê Tiến Châu khẳng định, việc hợp nhất sẽ tạo ra không gian phát triển mới, tối ưu hóa nguồn lực hai địa phương, biến Hải Phòng thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, logistics hiện đại và bền vững.
Ký kết kế hoạch phối hợp
Kết thúc buổi làm việc, hai bên đã ký kết kế hoạch phối hợp triển khai đề án sáp nhập. Sau khi hoàn tất, thành phố Hải Phòng mới sẽ có diện tích 3.195 km² với dân số hơn 4 triệu người, hướng tới mục tiêu trở thành đô thị đặc biệt thứ 3 của cả nước.
#KếtNốiGiaoThông #PhátTriểnBềnVững #Logistics #HànhChínhCông
Chiều 18/4, tại Hải Phòng – nơi được chọn đặt trung tâm hành chính mới, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã có buổi làm việc chính thức để trao đổi, thống nhất một số nội dung về hợp nhất 2 địa phương.
Toàn cảnh cuộc làm việc của 2 Ban Thường vụ Hải Dương và Hải Phòng
Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu và Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đồng chủ trì buổi làm việc.
Cần quan tâm chính sách hỗ trợ về chỗ ở, phương tiện đi lại
Tại cuộc làm việc, lãnh đạo hai địa phương đã trao đổi, thống nhất một số nội dung liên quan đến việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp với tinh thần tinh gọn nhất, hiệu quả và gần dân nhất.
Cùng với đó là tổ chức xây dựng và triển khai đề án một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và tiến độ đề ra. Hai địa phương cũng thống nhất định hướng bố trí trụ sở làm việc của cơ quan đơn vị hành chính cấp tỉnh mới; bố trí nhà ở công vụ; phương án kết nối giao thông và một số chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội…
Tập thể Ban Thường vụ 2 địa phương thống nhất cao nhiều nội dung quan trọng
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ, khăng khít, mang tính xây dựng trong quá trình chuẩn bị việc sáp nhập. Ông cũng đề nghị 2 địa phương chủ động phối hợp thống nhất phương án bố trí trụ sở làm việc của các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể cấp tỉnh mới, bảo đảm thuận lợi, tiết kiệm và hiệu quả.
Trong đó, cần quan tâm chính sách hỗ trợ về chỗ ở, phương tiện đi lại cho cán bộ, công chức, viên chức; thống nhất các chủ trương liên quan đến sáp nhập và giải pháp thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.
Đồng thời, xây dựng một số chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội chủ yếu trong giai đoạn đầu sau hợp nhất, tạo nền tảng để TP Hải Phòng sau hợp nhất phát triển đúng định hướng Trung ương đề ra.
Mở ra không gian phát triển mới, tối ưu hóa nguồn lực 2 địa phương
Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu đánh giá: Hợp nhất là cơ hội mở ra không gian phát triển mới, tối ưu hóa nguồn lực của 2 địa phương để xây dựng thành phố mới là trung tâm công nghiệp, dịch vụ, logistics hiện đại, phát triển bền vững và tiếp tục nâng cao đời sống người dân.
Lãnh đạo 2 địa phương ký kế hoạch phối hợp xây dựng và triển khai đề án hợp nhất tỉnh Hải Dương và TP Hải Phòng
Hải Phòng sẽ chủ động, tích cực phối hợp với Hải Dương và khẩn trương nghiên cứu xây dựng tuyến giao thông kết nối giữa 2 địa phương để tạo thuận lợi cho cán bộ, người dân trong việc đi lại.
Tại buổi làm việc, Ban Thường vụ 2 địa phương đã ký kế hoạch phối hợp xây dựng và triển khai đề án hợp nhất tỉnh Hải Dương và TP Hải Phòng.
Sau sáp nhập, thành phố Hải Phòng mới có diện tích 3.195km2 với hơn 4 triệu dân.
Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt
Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.