"Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM, Khánh Hòa, Cần Thơ: Sau sáp nhập tỉnh, tiếp tục hưởng chính sách đặc thù?" #CơChếĐặcThù #SápNhậpHànhChính #PhátTriểnĐịaPhương

ANTD.VN – “Đề nghị cho phép các địa phương sau sáp nhập đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh (gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP. HCM và Cần Thơ) được tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù”…

Trong phiên họp sáng nay, 19-5, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Về sự cần thiết ban hành quy định, Tờ trình nêu rõ, việc ban hành nhằm bảo đảm tính liên tục, không ảnh hưởng tới môi trường đầu tư kinh doanh và tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được. Việc sắp xếp ĐVHC 2 cấp không làm mất đi vai trò và đặc điểm riêng biệt của địa phương.

Bên cạnh đó, việc ban hành quy định tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý các vấn đề chuyển tiếp, tránh tạo ra khoảng trống pháp lý, tạo cơ sở thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật.

Quang cảnh phiên họp

Quang cảnh phiên họp

Để phát huy hết các tiềm năng, lợi thế cũng như tạo thế và lực mới cho các địa phương đang có cơ chế, chính sách đặc thù sau khi thực hiện việc sắp xếp ĐVHC các cấp và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ kính trình Quốc hội xem xét đưa các nội dung sau vào Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV như sau:

Cho phép các địa phương sau sáp nhập ĐVHC cấp tỉnh (gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP. HCM và Cần Thơ) được tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù mà Quốc hội đã cho phép thực hiện tương ứng tại các địa phương trước khi sáp nhập ĐVHC cấp tỉnh.

Cho phép các xã, phường mới tương ứng tại địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột thuộc tỉnh Đắk Lắk sau khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù mà Quốc hội đã cho phép thực hiện.

Giao Chính phủ chỉ đạo các cơ quan có liên quan thực hiện việc tổng kết, đánh giá các cơ chế, chính sách đặc thù cho các địa phương (sau khi hoàn thành việc sắp xếp ĐVHC 2 cấp) để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới hoặc luật hoá những vấn đề đã rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm để áp dụng trong toàn quốc.

Thẩm tra việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, Ủy ban Kinh tế Tài chính (KTTC) của Quốc hội tán thành với Tờ trình của Chính phủ vì cho rằng có đủ căn cứ chính trị, căn cứ pháp lý và cơ sở thực tiễn.

Về một số vấn đề cần lưu ý và kiến nghị Ủy ban KTTC nhận thấy, trên thực tế, việc cho phép chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù tại các địa phương sau khi sắp xếp đơn vị hành chính không chỉ đơn thuần là việc mở rộng phạm vi áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại một số địa phương, mà theo đó sẽ có liên quan đến nhiều mặt về kinh tế, ngân sách (nguồn lực thực hiện, các chính sách thu, chỉ ngân sách Nhà nước).

Vì vậy, đề nghị Chính phủ chỉ đạo chú trọng việc đánh giá tác động của chính sách bảo đảm giữ vững nguyên tắc cân đối thu chi theo đúng Luật Ngân sách Nhà nước;

Thực hiện đúng Kết luận của Bộ Chính trị “tổng kết, đánh giá các cơ chế, chính sách đặc thù cho các địa phương (sau khi hoàn thành việc sáp nhập, hợp nhất) để điều chinh, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới hoặc luật hóa những vấn đề đã rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm để áp dụng trong toàn quốc”.

Có ý kiến cho rằng, Chính phủ cần đánh giá, tổng kết để luật hóa, áp dụng cho tất cả các địa phương. Ngoài ra, có ý kiến đề nghị, đối với các thành phố áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù sáp nhập vào các tỉnh, cần xác định lại tỷ lệ điều tiết để hạch toán, phân chia ngân sách trung ương, ngân sách địa phương.


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc