Hà Nội Đặt Mục Tiêu “Bứt Phá” Phát Triển Sản Phẩm OCOP 5 Sao: Giải Pháp Nào Cho Doanh Nghiệp?

Hà Nội Đặt Mục Tiêu “Bứt Phá” Phát Triển Sản Phẩm OCOP 5 Sao: Giải Pháp Nào Cho Doanh Nghiệp?
#OCOP #NôngNghiệp #PhátTriểnBềnVững #HàNội #SảnPhẩmChấtLượng

Sản phẩm OCOP 5 sao tại Hà Nội: Tiềm năng lớn, thách thức không nhỏ
Dù là địa phương dẫn đầu cả nước với 3.317 sản phẩm OCOP (chiếm 22,1% tổng số), Hà Nội hiện chỉ có 6 sản phẩm đạt chuẩn 5 sao – mức cao nhất trong thang đánh giá. Để thúc đẩy chất lượng, thành phố đang triển khai hàng loạt giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, từ tư vấn hồ sơ đến đầu tư bao bì, truyền thông.

Rào cản nào khiến doanh nghiệp “chật vật” lên 5 sao?
– Quy trình khắt khe: Sản phẩm 5 sao yêu cầu minh chứng chi tiết về tính đặc thù vùng miền, câu chuyện sản phẩm và tác động cộng đồng. *Bà Phan Thị Thuận* (Công ty Dâu tằm tơ Mỹ Đức) chia sẻ: *”Dù đã nỗ lực nâng cấp từ 4 sao, chúng tôi vẫn thiếu hồ sơ minh chứng để đạt chuẩn”*.
– Thiếu nguồn lực kỹ thuật: Nhiều doanh nghiệp như Sữa Con Bò Vàng Ba Vì gặp khó trong đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế (ISO, HACCP) do hạn chế đội ngũ chuyên môn.
– Bao bì và marketing: Các sản phẩm OCOP thường chưa có thiết kế chuyên nghiệp, thiếu mã vạch quốc tế hoặc chiến lược xuất khẩu (*Ông Đặng Quý Nhân, Văn phòng OCOP Trung ương nhận định*).

Hà Nội quyết tâm “gỡ khó” bằng giải pháp đồng bộ
– Hỗ trợ tài chính: Thành phố sẽ chi kinh phí tư vấn thiết kế bao bì, hoàn thiện hồ sơ để doanh nghiệp đủ điều kiện trình Trung ương đánh giá.
– Đào tạo chuyên sâu: Tổ chức hội nghị hướng dẫn xây dựng hồ sơ 5 sao, tập trung vào tiêu chí quốc tế và marketing.
– Mục tiêu năm 2025: Phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao, chiếm 3% tổng số sản phẩm tham gia đánh giá.

Câu chuyện thành công từ những “ngôi sao” OCOP
Công ty Dâu tằm tơ Mỹ Đức là điển hình khi sở hữu sản phẩm “Chăn bông tơ tằm tự dệt” đạt 5 sao nhờ bảo tồn nghề truyền thống và tạo việc làm cho lao động địa phương. Trong khi đó, Sữa Con Bò Vàng Ba Vì đặt mục tiêu nâng cấp 20 sản phẩm sữa lên 5 sao vào 2025, tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu sữa lớn nhất Thủ đô.

Kỳ vọng từ chuyên gia
*Ông Ngọ Văn Ngôn* (Văn phòng Nông thôn mới Hà Nội) khẳng định: *”Hỗ trợ từ thành phố sẽ giúp doanh nghiệp vượt rào cản, biến OCOP 5 sao thành thương hiệu quốc gia, tiến tới xuất khẩu”*.

#KhởiNghiệpNôngNghiệp #NôngSảnSạch #ChuyểnĐổiSố #ThươngHiệuQuốcGia

*(Bài viết được cập nhật theo thông tin từ Nguyễn Mai)*

Tuy vậy, số lượng sản phẩm được đánh giá 5 sao – sản phẩm quốc gia có thứ hạng cao nhất trong thang đánh giá OCOP của Hà Nội vẫn chỉ “đếm trên đầu ngón tay”. Để thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP 5 sao, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các chủ thể.

Các sản phẩm chế biến từ sữa của Công ty cổ phần Sữa Con Bò Vàng Ba Vì (huyện Ba Vì) được đánh giá, phân hạng và công nhận OCOP 4 sao, phấn đấu nâng cấp lên 5 sao trong năm 2025.

Rất nhiều khó khăn

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Đình Hoa, tính đến hết năm 2024, cả nước có gần 15.000 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 3.317 sản phẩm được chứng nhận (chiếm 22,1% tổng số sản phẩm của cả nước). Thế nhưng, Hà Nội mới có 6 sản phẩm được chứng nhận đạt 5 sao. Đây là con số rất khiêm tốn so với tiềm năng và lợi thế của Thủ đô.

Việc phấn đấu để có sản phẩm OCOP 5 sao đối với các chủ thể là vô vàn khó khăn bởi rất nhiều rào cản. Giám đốc Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức) Phan Thị Thuận cho biết, đầu năm 2023, công ty đã có sản phẩm “Chăn bông tơ tằm tự dệt” được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp trung ương công nhận đạt 5 sao. Ngoài ra còn một số sản phẩm khác, như: Khăn lụa tơ tằm, khăn lụa tơ sen, khăn lụa tơ tằm dệt nổi hoa sen, gối kết hôn tơ sen… đã được thành phố đánh giá, phân hạng 4 sao.

“Những năm qua, chúng tôi đã nỗ lực nâng cấp sản phẩm 4 sao để đạt 5 sao, nhưng vẫn chưa hoàn thành. Nguyên nhân do quy trình xét duyệt sản phẩm 5 sao yêu cầu rất chi tiết về tính đặc thù vùng miền, tác động cộng đồng, câu chuyện sản phẩm… Sản phẩm của chúng tôi chưa đủ hồ sơ minh chứng, nên chưa được xét”, bà Phan Thị Thuận nói.

Cũng gặp khó khăn trong đánh giá, phân hạng sản phẩm 5 sao, Giám đốc Công ty cổ phần Sữa Con Bò Vàng Ba Vì (huyện Ba Vì) Đào Công Trường cho hay, là vùng có đàn bò sữa lớn nhất thành phố Hà Nội, công ty đã liên kết với các hộ chăn nuôi bò sữa để có nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến. Hiện tại, công ty đã có hơn 20 sản phẩm sữa các loại cung ứng ra thị trường, như: Sữa bò thanh trùng, sữa chua, bánh sữa… Trong đó có nhiều sản phẩm đã được UBND thành phố đánh giá, phân hạng và công nhận OCOP 4 sao. Mong muốn được nâng cấp sản phẩm lên 5 sao đồng nghĩa với việc công ty phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia và tiệm cận chuẩn quốc tế (ISO, HACCP, GMP…). Trong khi đó, chủ thể thường thiếu đội ngũ kỹ thuật, tư vấn chuyên sâu, nên việc hoàn thiện hồ sơ và tiêu chuẩn rất vất vả.

Là chủ thể của các sản phẩm OCOP 4 sao chế biến từ trồng trọt, Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Vinh Hà (xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên) Nguyễn Thị Mai thông tin, vùng nguyên liệu của công ty chưa được cấp mã số vùng trồng. Hơn nữa, mẫu mã bao bì sản phẩm vẫn chưa thực sự hấp dẫn, công ty mong được tư vấn và hướng dẫn làm hồ sơ để được đánh giá 5 sao.

Gỡ khó cho chủ thể

Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội Ngọ Văn Ngôn thông tin, thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”, thành phố đề ra mục tiêu đến năm 2025 có 3% sản phẩm tham gia đánh giá và phân hạng OCOP 5 sao. Do vậy, thành phố cần tập trung rà soát, hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm đạt 4 sao và tiềm năng 5 sao nâng cấp chất lượng, hoàn thiện hồ sơ để trình trung ương đánh giá công nhận, nhằm bảo đảm mục tiêu đề ra.

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu trình trung ương đánh giá, công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao. Để tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm 5 sao để đáp ứng các tiêu chí đề ra.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Đình Hoa cho biết, thành phố Hà Nội sẽ hỗ trợ kinh phí cho các chủ thể trong công tác tư vấn hỗ trợ xây dựng bao bì, nhãn mác, hồ sơ để các chủ thể hoàn thiện cao nhất sản phẩm. Với những nỗ lực đó, hy vọng Hà Nội không chỉ dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP 5 sao, mà còn dẫn đầu cả về chất lượng sản phẩm.

Phó Trưởng phòng OCOP (Văn phòng Điều phối nông thôn mới trung ương) Đặng Quý Nhân đánh giá, qua chấm điểm các sản phẩm OCOP 5 sao cho thấy, đa số các chủ thể còn yếu về việc hoàn thiện hồ sơ minh chứng cho sản phẩm. Hơn nữa, bao bì, nhãn mác còn chưa đạt chuẩn xuất khẩu, như: Thiếu chuyên nghiệp về thiết kế, chất liệu không bảo đảm yêu cầu bảo quản lâu dài, vận chuyển quốc tế; thiếu mã số, mã vạch quốc tế, thông tin nhãn không đầy đủ ngôn ngữ. Các chủ thể cũng hạn chế về năng lực marketing và xây dựng thương hiệu. Nhiều chủ thể mới chỉ bán trong vùng, chưa có chiến lược đưa sản phẩm ra thị trường toàn quốc hoặc quốc tế; không có website, nền tảng thương mại điện tử, truyền thông, nên sản phẩm chưa được nhận diện rộng rãi…

“Từ việc chỉ ra những khó khăn đó, thành phố Hà Nội và trung ương sẽ có những hỗ trợ cho các chủ thể để khắc phục hạn chế, đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP 5 sao” – ông Đặng Quý Nhân nói.

Nguyễn Mai


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc