Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 và Luật số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024 (sau đây gọi chung là Luật Bảo hiểm y tế) đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế, bao gồm các nội dung: mức đóng, trách nhiệm đóng và phương thức đóng bảo hiểm y tế; thẻ bảo hiểm y tế; phạm vi được hưởng, mức hưởng bảo hiểm y tế, thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh trong trường hợp đang điều trị nội trú hoặc cấp cứu phải chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; quản lý, sử dụng phần kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; giám định bảo hiểm y tế; thanh toán, quyết toán bảo hiểm y tế; việc thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với các đối tượng theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 31 của Luật Bảo hiểm y tế.
Quỹ bảo hiểm y tế bảo đảm khám bệnh, chữa bệnh thường xuyên đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 Nghị định này. Ngân sách nhà nước bảo đảm chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng của quỹ bảo hiểm y tế ở khu vực biển đảo xa bờ.

Các nhiệm vụ khác về quân y, y tế của quân đội, công an, cơ yếu thực hiện theo quy định của Chính phủ về tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu.
Việc bảo đảm y tế cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp và thời chiến đối với quân đội, công an, cơ yếu thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan.
Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng:
Bằng 4,5% tiền lương tháng đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a và điểm c khoản 3 Điều 2 Nghị định này;
Bằng 4,5% mức tham chiếu đối với đối tượng quy định tại các điểm b, c và d khoản 1, các điểm b, c và d khoản 2, điểm b và d khoản 3, khoản 4 Điều 2 Nghị định này;
Bằng 4,5% mức tham chiếu đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a và điểm c khoản 3 Điều 2 Nghị định này khi nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng hoặc khi nghỉ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này trong thời gian chưa tham gia bảo hiểm y tế theo lộ trình quy định tại Điều 3 Nghị định này vẫn được khám bệnh, chữa bệnh thường xuyên và được ngân sách nhà nước chi trả theo quy định hiện hành.
Ngân sách nhà nước bảo đảm tiêu chuẩn thuốc, bông băng, hóa chất, vật tư y tế dùng tại đơn vị; các chi phí cho giường bệnh quy định tại các nghị định của Chính phủ: Nghị định số 123/2003/NĐ-CP ngày 22/10/2003 quy định tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với quân nhân tại ngũ; Nghị định số 65/2009/NĐ-CP ngày 31/7/2009 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 123/2003/NĐ-CP ngày 22/10/2003 quy định tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với quân nhân tại ngũ; Nghị định số 18/2013/NĐ-CP ngày 21/2/2013 về tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân và Nghị định số 32/2013/NĐ- CP ngày 16/4/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cơ yếu về chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu, sẽ được điều chỉnh tương ứng với lộ trình quy định tại Điều 3 Nghị định này và thực tiễn tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này.
Điều khoản áp dụng: Việc quản lý, tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu thực hiện nhiệm vụ đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

Thông tư số 01/2025/TT-BYT ban hành một số danh mục, trong đó có nhiều nhóm bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển tuyến vẫn được hưởng BHYT 100%.
Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt
Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.