#Cuộc Đàm Phán Nga-Ukraine: Hòa Bình Gần Kề Hay Chỉ Là Hy Vọng? #Nga #Ukraine #Trump #Putin #ĐàmPhánHòaBình

#Cuộc Đàm Phán Nga-Ukraine: Hòa Bình Gần Kề Hay Chỉ Là Hy Vọng? #Nga #Ukraine #Trump #Putin #ĐàmPhánHòaBình

Điện Kremlin đánh giá tích cực về các cuộc đàm phán với Ukraine nhằm chấm dứt xung đột, nhưng nhấn mạnh còn quá sớm để kỳ vọng kết quả tức thì. Người phát ngôn Dmitry Peskov cho biết các cuộc tiếp xúc đang diễn ra ở nhiều cấp độ, từ Bộ Ngoại giao, cơ quan tình báo đến đặc phái viên Tổng thống Putin, Kirill Dmitriev. Ông Peskov cũng cho rằng việc phục hồi quan hệ Nga – Mỹ – vốn bị tổn hại nặng nề dưới thời chính quyền tiền nhiệm – cần nhiều thời gian và công sức, ngụ ý một cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Trump vẫn còn xa vời.

Việc Tổng thống Donald Trump tích cực thúc đẩy hòa bình được đánh giá cao bởi cả Nga. Sau cuộc gặp kéo dài 4 giờ giữa đặc phái viên Steve Witkoff và Tổng thống Putin tại St. Petersburg, Tổng thống Trump kêu gọi Nga hành động để đạt được thỏa thuận hòa bình. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov thậm chí còn ca ngợi ông Trump vì “hiểu rõ cuộc xung đột Ukraine hơn bất kỳ nhà lãnh đạo phương Tây nào khác”, đặc biệt là việc ông Trump nhiều lần chỉ trích việc kéo Ukraine vào NATO – một trong những nguyên nhân gốc rễ của xung đột, theo ông Lavrov.

Tuy nhiên, ông Trump cũng tỏ ra mất kiên nhẫn và cảnh báo về khả năng áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với các quốc gia mua dầu của Nga nếu Moscow trì hoãn quá trình đàm phán. Cuộc xung đột kéo dài hơn 1 năm qua đã đẩy căng thẳng Nga – phương Tây lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Liệu các nỗ lực ngoại giao hiện tại có thể mang lại hy vọng hòa bình cho Ukraine hay chỉ là những tín hiệu lạc quan chóng tàn? Thời gian sẽ trả lời.

#NgoạiGiao #XungĐộtUkraine #HòaBình #Mỹ #QuanHệNgaMỹ #ChínhTrịQuốcTế

Tuy nhiên, Điện Kremlin nhấn mạnh rằng còn quá sớm để thấy kết quả đàm phán ngay lập tức vì “mức độ thiệt hại trong mối quan hệ (Nga và Mỹ) do chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden để lại”.

Theo người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitry Peskov, mọi việc đang tiến triển rất tốt. Các cuộc tiếp xúc đang được tiến hành ở nhiều cấp độ, bao gồm thông qua Bộ Ngoại giao, các cơ quan tình báo và đặc phái viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin là Kirill Dmitriev.

Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần bày tỏ hy vọng chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hơn 3 năm ở Ukraine.

Sau khi đặc phái viên của ông, Steve Witkoff, hội đàm với Tổng thống Putin, nhà lãnh đạo Mỹ tuyên bố vào ngày 12-4 rằng các cuộc thảo luận nhằm chấm dứt chiến sự có thể diễn ra tốt đẹp, nhưng có thời điểm bạn “nên hành động thay vì chỉ nói suông”.

Ông Witkoff (phải) bắt tay Tổng thống Putin vào ngày 11-4. Ảnh: EPA-EFE

Lúc ông Witkoff gặp gỡ Tổng thống Putin vào ngày 11-4 tại TP St. Petersburg – Nga về việc tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình tại Ukraine, Tổng thống Donald Trump đã nói với Nga rằng “hãy hành động”. Cuộc hội đàm giữa ông Witkoff và Tổng thống Putin kéo dài khoảng 4 giờ.

Trả lời câu hỏi liệu hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ có sắp gặp nhau hay không, ông Peskov nói: “Hai cường quốc đang cùng nhau kiên nhẫn bước đi trên con đường này. Mặc dù vậy, việc cố gắng khôi phục quan hệ là công việc nghiêm túc và tỉ mỉ”.

Câu trả lời của ông Peskov cho thấy một cuộc gặp tiềm tàng giữa Tổng thống Donald Trump và người đồng cấp Nga Putin sẽ “cần nhiều công sức và thời gian hơn”.

Trước đó, vào ngày 12-4, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov ca ngợi Tổng thống Donald Trump vì “hiểu rõ cuộc xung đột Ukraine hơn bất kỳ nhà lãnh đạo phương Tây nào khác”.

“Khi chúng ta nói về việc loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của bất kỳ cuộc xung đột nào, bao gồm cả cuộc xung đột Ukraine, thì đây là cách duy nhất để giải quyết vấn đề và thiết lập hòa bình lâu dài. Tổng thống Donald Trump là người đầu tiên và gần như là người duy nhất trong số các nhà lãnh đạo phương Tây nhiều lần nói rằng việc kéo Ukraine vào NATO là một sai lầm lớn. Và đây là một trong những nguyên nhân gốc rễ mà chúng tôi đã trích dẫn rất nhiều lần” – ông Lavrov phát biểu tại Diễn đàn Ngoại giao Antalya ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga phát động bên nước láng giềng Ukraine hồi đầu năm 2022 khiến căng thẳng giữa Moscow và phương Tây trở nên tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.

Tổng thống Donald Trump đã cho thấy dấu hiệu mất kiên nhẫn và đã đề cập tới việc áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với các nước mua dầu của Nga nếu ông cảm thấy Moscow đang trì hoãn thỏa thuận hòa bình với Ukraine.

Phạm Nghĩa


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc