Cuộc Chiến Thuế Quan Mỹ – Trung: Liệu Có Hồi Kết?

Cuộc Chiến Thuế Quan Mỹ – Trung: Liệu Có Hồi Kết?

#ChiếnTranhThuếQuan #MỹTrung #ThươngMạiToànCầu #Trump #TậpCậnBình

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 10/4 tuyên bố mong muốn đạt được thỏa thuận với Trung Quốc để chấm dứt cuộc chiến thương mại đang leo thang. Ông nhấn mạnh tại cuộc họp nội các: “Chúng tôi rất muốn đạt được thỏa thuận với Trung Quốc. Chúng ta đang sắp xếp lại bàn đàm phán, và tôi chắc chắn rằng chúng ta sẽ hòa hợp tốt. Tôi rất kính trọng Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông ấy là bạn của tôi từ lâu và tôi nghĩ cuối cùng chúng ta sẽ giải quyết được điều gì đó tốt đẹp cho cả hai nước.”

Tuy nhiên, phía Trung Quốc, trong khi cũng bày tỏ sẵn sàng đàm phán, khẳng định cuộc đối thoại phải được tiến hành trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc, Hà Vịnh Tiền, nhấn mạnh: “Lập trường của Trung Quốc rất rõ ràng và nhất quán: cánh cửa đàm phán đang mở, nhưng đối thoại phải trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Trung Quốc sẽ kiên trì lập trường của mình. Chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ hợp tác với Trung Quốc dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình và hợp tác cùng có lợi.”

Tuyên bố của cả hai nước được đưa ra trong bối cảnh vòng xoáy trả đũa thuế quan đang gây áp lực không nhỏ lên nền kinh tế của cả hai quốc gia và thị trường toàn cầu.

Mỹ liên tục tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc. Sau sắc lệnh mới nhất, mức thuế lên tới 145% (bao gồm 125% tăng thêm và 20% thuế trước đó liên quan đến fentanyl). Đồng thời, Tổng thống Trump ký sắc lệnh nhằm giảm sự kiểm soát của Trung Quốc đối với ngành vận tải biển toàn cầu và phục hồi ngành đóng tàu Mỹ.

Trung Quốc cũng không chịu thua kém. Kể từ ngày 2/4, sau khi Mỹ áp thuế, Bắc Kinh đã liên tục trả đũa bằng các mức thuế tương ứng, lên tới 84% vào ngày 9/4. Ngày 11/4, Trung Quốc thông báo nâng thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 125%, đáp trả động thái tương tự từ phía Mỹ. Chủ tịch Tập Cận Bình cũng khẳng định Trung Quốc “không sợ hãi” cuộc chiến thuế quan và cho rằng không ai thắng trong thương chiến.

Giới quan sát nhận định việc đưa mức thuế quan trở lại điểm xuất phát đòi hỏi sự nhượng bộ và nỗ lực to lớn từ cả hai bên. Câu hỏi đặt ra là liệu vòng xoáy trả đũa này bao giờ mới chấm dứt? Liệu hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới có thể tìm được tiếng nói chung hay cuộc chiến thương mại sẽ còn tiếp diễn, gây ra những hậu quả khó lường cho nền kinh tế toàn cầu?

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua (10/4) cho biết, ông rất muốn đạt được thỏa thuận với Trung Quốc để chấm dứt cuộc chiến thương mại đang leo thang. Phát biểu tại cuộc họp nội các Mỹ, Tổng thống Mỹ nhấn mạnh: “Chúng tôi rất muốn có thể đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc. Và tất cả những gì chúng tôi đang làm là đưa mọi thứ trở lại đúng vị trí. Chúng ta đang sắp xếp lại bàn đàm phán, và tôi chắc chắn rằng chúng tôi sẽ có thể hòa hợp rất tốt. Tôi rất kính trọng chủ tịch Tập Cận Bình. Ông ấy thực sự là một người bạn của tôi trong một thời gian dài và tôi nghĩ rằng cuối cùng chúng tôi sẽ giải quyết được điều gì đó thật tốt cho cả hai nước. Tôi mong chờ điều đó”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải). Ảnh: Getty

Về phía Trung Quốc, Bộ thương mại Trung Quốc cùng ngày cho biết, nước này cũng đã sẵn sàng đàm phán với Mỹ. Tuy nhiên, cuộc đối thoại phải được tiến hành trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau”. Phát biểu tại họp báo, người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc Hà Vịnh Tiền nhấn mạnh: “Lập trường của Trung Quốc rất rõ ràng và nhất quán: cánh cửa đàm phán đang mở, nhưng đối thoại phải được tiến hành trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Trung Quốc sẽ kiên trì lập trường của mình cho đến cùng. Chúng tôi hy vọng rằng Mỹ sẽ hợp tác với Trung Quốc. Dựa trên các nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình và hợp tác cùng có lợi, chúng tôi sẽ giải quyết thỏa đáng các bất đồng thông qua đối thoại và tham vấn, cảm ơn các bạn”.

Tuyên bố của cả Trung Quốc và Mỹ đưa ra trong bối cảnh cả hai nước đều đang bị cuốn vào vòng xoáy trả đũa thuế quan, tạo ra áp lực không nhỏ đối với nền kinh tế của cả 2 quốc gia và thị trường toàn cầu.

Cho đến nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn đang tiếp tục gây áp lực lên Trung Quốc, nền kinh tế số 2 thế giới và là nhà cung cấp hàng nhập khẩu lớn thứ hai của Mỹ, bằng cách tăng thuế đối với hàng hóa của Trung Quốc lên 125% từ mức 104% có hiệu lực vào ngày 9/4 vừa qua. Trong một tuyên bố đưa ra hôm qua, nguồn tin Nhà Trắng cho biết sau sắc lệnh tăng thuế với Trung Quốc mới nhất lên 125% cộng với mức 20% mà Mỹ đã áp lên hàng hóa Trung Quốc từ trước liên quan đến vấn đề buôn lậu thuốc giảm đau gây nghiện fentanyl trước đó, thuế quan của Mỹ áp lên hàng hóa của Trung Quốc hiện tại là 145%. Cùng với đó, ông chủ Nhà Trắng cũng đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm mục đích giảm sự kiểm soát của Trung Quốc đối với ngành vận tải biển toàn cầu và phục hồi ngành đóng tàu của Mỹ.

Trong khi đó, về phía Trung Quốc, kể từ sau khi Tổng thống Mỹ quyết định áp đặt mức thuế quan đối ứng với các quốc gia từ ngày 2/4 vừa qua, trong đó hàng hóa Trung Quốc có thể bị áp đặt lên 54%, Bắc Kinh cũng đã liên tục trả đũa bằng các mức thuế quan tương xứng với hàng hóa của Mỹ, từ mức lần lượt là 34% đến 84% trong ngày 9/4 vừa qua.

Trong một diễn biến mới nhất, giới chức hải quan Trung Quốc ngày 11/4 thông báo nâng thuế với hàng hóa Mỹ vào Trung Quốc lên 125%. Động thái này nhằm trả đũa việc Tổng thống Mỹ Donald Trump nâng thuế đối ứng với Trung Quốc từ 84% lên 125%. Thông báo áp thuế trả đũa được giới chức Trung Quốc đưa ra vài giờ sau tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình, rằng nước này “không sợ hãi’ về cuộc chiến thuế quan với Mỹ và không ai thắng trong thương chiến.

Theo đánh giá của giới quan sát để đưa mức thuế quan quay trở lại vạch xuất phát đòi hỏi sự nhượng bộ và nỗ lực vô cùng lớn của cả hai bên.

Hồng Nhung/VOV1 (tổng hợp)


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc