Cuộc chiến tầm gần: Làn sóng viện trợ vũ khí đổ vào Ukraine

Cuộc chiến tầm gần: Làn sóng viện trợ vũ khí đổ vào Ukraine

#Ukraine #ViệnTrợQuânSự #ChiếnTranhNgaUkraine #VũKhí

Theo Kyiv Post, tình hình chiến đấu tầm gần tại Ukraine ngày càng trở nên khốc liệt, thúc đẩy một làn sóng viện trợ vũ khí chưa từng có đổ về quốc gia này. Bộ trưởng Quốc phòng Anh, John Healy, ngày 10/4, khẳng định hoạt động hỗ trợ các lữ đoàn và lực lượng tiền tuyến Ukraine đang gặp nguy hiểm cao trong các cuộc giao tranh cận chiến. “Gói hỗ trợ lớn này sẽ tăng cường hỗ trợ cho cuộc chiến trên tiền tuyến của Ukraine. Nhiệm vụ của chúng tôi là trao cho binh sĩ Ukraine những gì họ cần”, ông Healy nhấn mạnh.

Anh, cùng với Na Uy, cam kết chi 580 triệu USD để cung cấp “hàng trăm nghìn” máy bay không người lái (UAV), mìn chống tăng và tài trợ cho các phương tiện chiến đấu tại Ukraine. Sự hiệu quả đáng kinh ngạc của các UAV giá rẻ, ban đầu bị coi là “đồ chơi” bởi các chuyên gia quân sự, đã trở thành một yếu tố quyết định trên chiến trường. Quân đội Ukraine đang tận dụng tối đa chúng, kết hợp với chiến thuật mai phục và tấn công phối hợp, gây tổn thất nặng nề cho lực lượng Nga.

Chiến thuật này bao gồm việc để xe bọc thép Nga sa vào bãi mìn, sau đó sử dụng UAV để tiêu diệt xe tăng và xe chiến đấu bộ binh. Những binh lính Nga sống sót sau đó lại bị tấn công bởi UAV góc nhìn thứ nhất (FPV) hoặc pháo cối.

Bộ Quốc phòng Ukraine đặt mục tiêu cung cấp 4,5 triệu UAV cho các đơn vị chiến đấu vào năm 2025, nhờ nguồn ngân sách nhà nước, viện trợ quốc tế và đóng góp của người dân. Hà Lan cũng đã cam kết 568 triệu USD để hỗ trợ Ukraine mua UAV quy mô lớn, nâng tổng số viện trợ quân sự cho Kiev lên 2,27 tỷ USD trong năm nay.

Đức cũng tham gia vào nỗ lực này với cam kết cung cấp thêm 4 hệ thống phòng không Iris-T cùng 300 tên lửa, và 30 tên lửa Patriot. Việc này diễn ra trong bối cảnh Ukraine thông báo kho dự trữ tên lửa Patriot đang cạn kiệt và Tổng thống Zelensky cảnh báo việc thiếu tên lửa Patriot bổ sung sẽ là mối đe dọa lớn đối với hệ thống phòng không của nước này.

Ngoài ra, Đức còn cam kết cung cấp 300 UAV trinh sát, 120 bệ phóng tên lửa phòng không di động cầm tay, 14 hệ thống pháo, 100.000 quả đạn pháo 155mm, 100 radar giám sát mặt đất, 25 xe chiến đấu bộ binh Marder 1A3, và 15 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1A5, cùng kế hoạch cung cấp thêm 1.100 radar giám sát trong tương lai. Mặc dù được coi là lỗi thời theo tiêu chuẩn NATO, các thiết bị này vẫn được đánh giá cao về khả năng cơ động.

Đan Mạch cũng đã phê duyệt gói viện trợ 970 triệu USD cho Ukraine, tập trung vào phòng không, sản xuất UAV, công nghệ thông tin quân sự, tiêm kích F-16 và phụ tùng thay thế. Thụy Điển, một trong những nguồn cung cấp vũ khí công nghệ cao chính cho Ukraine, đã công bố gói viện trợ quân sự lớn nhất trong lịch sử, trị giá 950 triệu USD cho việc mua vũ khí và 550 triệu USD hỗ trợ tài chính cho ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine. Tổng số tiền viện trợ của Thụy Điển cho Ukraine đã lên tới 8,2 tỷ USD.

Tổng cộng, hơn 30 quốc gia đã quyên góp gần 130 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine, trong đó Mỹ dẫn đầu với 61 tỷ USD và Đức đứng thứ hai với 30 tỷ USD. Làn sóng viện trợ này cho thấy sự hỗ trợ quốc tế mạnh mẽ đối với Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga, đồng thời phản ánh mức độ khốc liệt của các cuộc giao tranh tầm gần đang diễn ra.

Theo Kyiv Post, hôm 10/4, Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healy cho hay hoạt động viện trợ giúp các lữ đoàn chiến đấu, và các đội hình hoạt động trên tiền tuyến của Ukraine ngày càng trở nên nguy hiểm hơn trong quá trình “chiến đấu tầm gần”.

“Gói hỗ trợ lớn này sẽ tăng cường hỗ trợ cho cuộc chiến trên tiền tuyến của Ukraine. Nhiệm vụ của chúng tôi là trao cho các binh sĩ Ukraine những gì họ cần”, ông Healy nói.

Quân đội Ukraine huấn luyện cùng pháo tự hành AS-90 155 mm tại Anh vào năm 2023. Ảnh: Kyiv Post

Cũng theo ông, Anh cùng với Na Uy sẽ chi 580 triệu USD để gửi cho Ukraine “hàng trăm nghìn” máy bay không người lái (UAV), mìn chống tăng, và tài trợ cho các phương tiện chiến đấu bên trong Ukraine.

Kể từ khi xung đột bùng nổ vào tháng 2/2022, quân đội Ukraine đã biến UAV trinh sát và tấn công giá rẻ từng bị giới chuyên gia quân sự coi chỉ là “đồ chơi” thành vũ khí thống trị trong các cuộc giao tranh với Nga.

Các đơn vị tiền tuyến của Ukraine chủ yếu dùng chiến thuật chờ đoàn xe bọc thép tấn công của Nga bị sa vào bãi mìn, sau đó dùng dàn UAV để chặn xe tăng và xe chiến đấu bộ binh của đối phương. Những lính bộ binh Nga còn sống sót tiếp tục bị các UAV góc nhìn thứ nhất (FPV), hoặc súng cối của Ukraine tấn công.

Hồi tháng 3, Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố kế hoạch trong năm 2025 sẽ bao gồm chuyển giao 4,5 triệu UAV cho các đơn vị chiến đấu của nước này với nguồn tài chính đến từ ngân sách nhà nước, quỹ viện trợ quốc tế, và đóng góp của người dân.

Còn vào ngày 31/3, Hà Lan đã thông báo cấp thêm 568 triệu USD để hỗ trợ “mua UAV quy mô lớn” cho Ukraine nhằm giúp “Kiev có thể ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga ở tiền tuyến, và tạo ra sự khác biệt trong vùng xung đột”. Theo thông báo chính thức, tổng số tiền hỗ trợ quân sự của Hà Lan cho Ukraine trong năm nay là 2,27 tỷ USD.

Hôm 11/4, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho hay ngoài việc tài trợ hàng trăm nghìn UAV cho Ukraine trong năm 2025, Berlin sẽ chuyển giao cho quân đội Ukraine thêm 4 hệ thống phòng không Iris-T cùng 300 tên lửa. Đây là một trong những hệ thống phòng không chiến đấu hiệu quả nhất mà quân đội Ukraine đang vận hành.

Bên cạnh đó, ông Pistorius cũng cho biết Đức sẽ chuyển 30 tên lửa Patriot từ trong kho của quân đội nước này cho Ukraine. Được biết, Đức, Hà Lan, Romania, và Mỹ đã gửi tổng cộng 6 hệ thống tên lửa Patriot cho Kiev. Hồi tháng 3, giới chức Ukraine cho hay kho dự trữ tên lửa Patriot đã gần cạn kiệt.

Còn trong tuần này, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố việc Mỹ không gửi thêm tên lửa Patriot sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với hệ thống phòng không Ukraine. Bởi ngoài hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất, Ukraine hiện không có phương tiện nào để đối phó với đòn tấn công từ tên lửa đạn đạo của Nga.

Những thiết bị khác được Đức sản xuất và đang trong danh sách vũ khí cấp cho Ukraine còn có 300 UAV trinh sát, 120 bệ phóng tên lửa phòng không di động cầm tay, 14 hệ thống pháo cùng khoảng 100.000 quả đạn pháo 155mm, 100 radar giám sát mặt đất, 25 xe chiến đấu bộ binh Marder 1A3, và 15 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1A5. Quân đội Đức dự kiến sẽ ký hợp đồng cung cấp cho Ukraine thêm 1.100 radar giám sát trong tương lai gần.

Dù xe chiến đấu Marder và xe tăng Leopard 1A5 của Đức bị xem là lỗi thời theo tiêu chuẩn của NATO, nhưng chúng lại được quân đội Ukraine ca ngợi về khả năng cơ động.

Hồi đầu tháng 4, Đan Mạch cũng đã phê duyệt gói viện trợ trị giá 970 triệu USD cho Ukraine để tài trợ cho hoạt động phòng không, sản xuất UAV, phát triển công nghệ thông tin quân sự, tiêm kích F-16, và phụ tùng thay thế.

Còn vào cuối tháng 3, Thụy Điển đã công bố gói viện trợ quân sự lớn nhất trong lịch sử nước này cho Ukraine với 950 triệu USD để mua vũ khí, và 550 triệu USD hỗ trợ tài chính trực tiếp cho ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine. Trên thực tế, Thụy Điển là nguồn cung chính các vũ khí chiến đấu công nghệ cao cho quân đội Ukraine. Những vũ khí nổi bật nhất phải kể tới là xe chiến đấu bộ binh CV90, xe tăng Leopard 2 được nâng cấp, hơn 1.000 tên lửa chống tăng AT4, và lựu pháo Archer đẳng cấp thế giới. Tổng giá trị hỗ trợ quân sự mà Thụy Điển đã gửi cho Ukraine cho tới nay là 8,2 tỷ USD.

Hơn 30 quốc gia đã quyên góp gần 130 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine. Trong đó, Mỹ đứng đầu với con số 61 tỷ USD, và Đức đứng thứ 2 với 30 tỷ USD hỗ trợ Kiev.

Minh Thu


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc