"Chuyển hơn 1.000 người dân Kon Tum về Đà Nẵng hoặc Quảng Ngãi sau sáp nhập: Giải pháp mới cho vấn đề địa giới hành chính"

ChuyểnHơn1000NgườiDân #SápNhậpTỉnh #KonTum #ĐàNẵng #QuảngNgãi

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 4362 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình xử lý thông tin báo chí phản ánh về vấn đề chuyển 1.034 người dân về TP Đà Nẵng hoặc tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập.

W-Da Nang (5).jpg
Hơn 1.000 người dân đang sống ở Kon Tum có thể được đăng ký cư trú tại TP Đà Nẵng sau sáp nhập tỉnh, thành. Ảnh: Hoàng Hà

Cụ thể, theo UBND tỉnh Kon Tum, trong nhiều năm qua có 187 hộ dân với 1.034 nhân khẩu thuộc thôn 3, xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã đến sinh sống và canh tác ổn định tại xã Đăk Nên, huyện Kon Plông, Kon Tum.

Tuy nhiên, do chưa có sự thống nhất giữa các ngành chức năng và chính quyền 2 tỉnh về phương án giải quyết việc chồng lấn địa giới hành chính nên các địa phương không thể triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu vực này.

Thực hiện chủ trương sáp nhập tỉnh, xã, tổ chức mô hình chính quyền 2 cấp, Chính phủ đã thông qua đề án trong đó sáp nhập tỉnh Quảng Nam với Đà Nẵng, Kon Tum sáp nhập với Quảng Ngãi.

Do đó, UBND tỉnh Kon Tum đề xuất phương án chuyển 187 hộ với 1.034 nhân khẩu trên về sinh sống và đăng ký cư trú tại TP Đà Nẵng (sau sáp nhập); hoặc chuyển số người dân này về nhập khẩu tại tỉnh Quảng Ngãi (sau sáp nhập).

Về vấn đề trên, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nghiên cứu thông tin báo chí phản ánh, kịp thời đề xuất Chính phủ xem xét trong quá trình thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Danh sách bí thư, chủ tịch 52 tỉnh, thành dự kiến sáp nhập

Tới đây, Ban Tổ chức Trung ương sẽ thẩm định và tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định nhân sự bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy; Thủ tướng sẽ chỉ định nhân sự chủ tịch, phó chủ tịch UBND các tỉnh, thành mới sau sáp nhập.

Điểm đặc biệt của 15 tỉnh biên giới sau sáp nhập tỉnh, thành

Trong số 25 tỉnh có đường biên giới, 15 tỉnh nằm trong diện sáp nhập. Có 6 tỉnh trong số đó sáp nhập với nhau, các tỉnh còn lại sáp nhập với những tỉnh không có đường biên giới.

Sáp nhập tỉnh, xã: Rất khó chọn ai làm trưởng, ai làm phó

Khi 2-3 tỉnh sáp nhập lại còn 1 tỉnh, 3-4 xã nhập lại còn 1 xã thì số lượng người đứng đầu hiện nay sẽ dôi ra vì chỉ được chọn 1. Chọn ai để đúng vị trí chức năng, đúng vị trí làm việc, đúng sở trường… là cực kỳ quan trọng.



Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc