"Chuyển đổi xe điện: Giải pháp xanh hay gánh nặng cho tài xế công nghệ?" #BănKhoănTừNgườiTrongCuộc

Với kế hoạch chuyển đổi 400.000 xe máy xăng sang xe điện tại TP.HCM, nhiều tài xế công nghệ đang đối mặt với lo ngại về chi phí và hạ tầng sạc. Liệu đây là bước tiến xanh hóa giao thông hay thách thức lớn với người mưu sinh?

Tài xế lo chi phí, hạ tầng sạc

Kế hoạch chuyển đổi 400.000 xe máy xăng sang xe điện, tập trung vào nhóm tài xế công nghệ, đang được TP.HCM khẩn trương xây dựng. Với mục tiêu giảm phát thải và xanh hóa giao thông đô thị, đề án này nhanh chóng thu hút sự chú ý của người dân, đặc biệt là những người đang mưu sinh bằng nghề lái xe công nghệ. Tuy nhiên, bên cạnh kỳ vọng, nhiều tài xế cũng bày tỏ không ít băn khoăn.

Anh Nguyễn Văn Toàn, 36 tuổi, tài xế GrabBike lâu năm tại TP.HCM, cho biết: “Chuyển sang xe điện thì chi phí vận hành rẻ hơn thật, nhưng giá mua xe lại là vấn đề lớn. Không phải tài xế nào cũng sẵn sàng bỏ hơn 20 triệu để đổi xe, nhất là khi đang đi xe cũ vẫn còn chạy tốt.”

Tương tự, chị Lê Thị Hoa – tài xế giao hàng công nghệ – cho biết chị từng cân nhắc chuyển sang xe điện nhưng phải từ bỏ vì điều kiện kinh tế. “Nếu có hình thức thuê xe hoặc mua trả góp dài hạn thì còn tính được. Chứ hiện tại mà bảo tự mua xe mới, lại lo thêm chuyện sạc pin thì hơi quá sức với tụi tôi.”

Với đặc thù công việc, nhiều tài xế lo lắng về hạ tầng trạm sạc xe điện.

Với đặc thù công việc, nhiều tài xế lo lắng về hạ tầng trạm sạc xe điện.

Cần cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và tài xế

Trong bối cảnh giao thông đô thị đang là một trong những nguồn phát thải lớn nhất – riêng TP.HCM mỗi năm phát thải tới 13 triệu tấn khí nhà kính CO₂ – việc chuyển đổi phương tiện cá nhân sang năng lượng sạch trở thành yêu cầu cấp thiết.

Tại TP.HCM, nguồn phát thải từ giao thông lên đến 13 triệu tấn khí nhà kính CO2 mỗi năm.

Tại TP.HCM, nguồn phát thải từ giao thông lên đến 13 triệu tấn khí nhà kính CO2 mỗi năm.

Theo ông Nguyễn Văn Hải, đại diện Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM – đơn vị đang chủ trì xây dựng đề án chuyển đổi 400.000 xe máy xăng sang xe điện – tính khả thi của kế hoạch này dựa trên hai yếu tố then chốt: mức độ sử dụng phương tiện cao của tài xế công nghệ và hiệu quả kinh tế mang lại từ xe điện.

“Khảo sát với hơn 400 tài xế Grab, Be, Gojek cho thấy chi phí xăng dầu mỗi ngày dao động từ 70.000 đến 100.000 đồng. Trong khi đó, xe điện như Xanh SM chỉ tốn khoảng 20.000 đồng tiền điện/ngày. Sau khi trừ hao mòn pin và thời gian chờ sạc, tài xế vẫn tiết kiệm được từ 40.000 – 60.000 đồng mỗi ngày, tức hơn 1 triệu đồng mỗi tháng”, ông Hải phân tích.

Tuy nhiên, để chương trình có thể triển khai thực tiễn, theo ông Hải, cần có những cơ chế hỗ trợ phù hợp về mặt tài chính. TP.HCM đang dự kiến kiến nghị Trung ương miễn lệ phí trước bạ và thuế VAT trong 2 năm đầu cho các dòng xe điện phục vụ tài xế công nghệ. Đồng thời, các phương án như cho thuê xe hoặc mua trả góp qua doanh nghiệp cũng đang được xem xét để phù hợp với đặc thù thu nhập bấp bênh của lực lượng lao động này.

Chuyển đổi 400.000 xe máy công nghệ sang xe điện: Băn khoăn từ người trong cuộc - 3

Ở góc độ chuyên gia, ông Nguyễn Văn Thanh – nguyên Chủ tịch Hiệp hội Ô tô Việt Nam – cho rằng việc chuyển đổi xe máy sang phương tiện chạy điện là hướng đi cần thiết, đặc biệt tại các khu vực lõi đô thị như Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh vai trò của chính sách khuyến khích doanh nghiệp trong nước tham gia sâu vào chuỗi sản xuất xe điện và linh kiện.

“Nhà nước cần có chính sách ưu đãi rõ ràng về thuế nhập khẩu với các linh kiện trọng yếu, để thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất phương tiện điện, không chỉ xe máy mà cả ô tô. Ví dụ, nếu Hà Nội muốn khuyến khích vận chuyển hàng hóa từ ngoại ô vào nội đô bằng xe điện, thì cần có chính sách hỗ trợ cụ thể cho các đơn vị vận tải trong việc chuyển đổi phương tiện”, ông Thanh nêu quan điểm.

Song song đó, Chính phủ cũng đang có bước đi mạnh mẽ trong việc kiểm soát khí thải từ xe máy. Bộ Nông nghiệp và Môi trường hiện đang lấy ý kiến cho dự thảo Quyết định của Thủ tướng về lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải quốc gia với xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành.

Cụ thể, từ ngày 1/1/2027, việc kiểm định khí thải đối với xe máy lưu hành sẽ bắt đầu được triển khai thí điểm tại Hà Nội và TP.HCM. Đến ngày 1/1/2032, tất cả xe mô tô, xe gắn máy tại hai thành phố này sẽ phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 2 trở lên. Các phương tiện nếu lưu hành vào “vùng phát thải thấp” của TP.Hà Nội sẽ phải tuân thủ quy định về khí thải theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Thanh Trà


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc