Chứng Khoán Toàn Cầu Bật Tăng Mạnh: Liệu Đây Có Phải Dấu Hiệu Phục Hồi Bền Vững?

Chứng Khoán Toàn Cầu Bật Tăng Mạnh: Liệu Đây Có Phải Dấu Hiệu Phục Hồi Bền Vững?

#ChứngKhoán #ThịTrường #KinhTế #ĐầuTư #PhụcHồi

S&P 500 tăng mạnh 3,7%, Dow Jones bứt phá 1.363 điểm

Thị trường chứng khoán toàn cầu đã có một ngày giao dịch tích cực vào ngày 8/4, với sự phục hồi mạnh mẽ sau những biến động căng thẳng. Chỉ số S&P 500 tăng 3,7%, trong khi Dow Jones ghi nhận mức tăng 1.363 điểm (3,6%) và Nasdaq bật lên 4,2%. Mặc dù vẫn thấp hơn 14% so với đỉnh hồi tháng 2, đà tăng này mang lại tín hiệu lạc quan cho giới đầu tư.

Toàn cầu đồng loạt “bật xanh”

Không chỉ Mỹ, các thị trường khác cũng ghi nhận sự phục hồi đáng kể:
– Nhật Bản (Nikkei 225): +6%
– Pháp (CAC 40): +3,4%
– Thượng Hải (SSE): +1,6%

Giá dầu thô cũng nhích lên sau khi chạm đáy kể từ năm 2021. Bitcoin phục hồi lên 79.000 USD sau cú giảm về 76.000 USD.

Nguyên nhân phục hồi và dự báo biến động

Các nhà phân tích cho rằng thị trường vẫn sẽ tiếp tục biến động mạnh, không chỉ trong vài ngày mà thậm chí là từng giờ. Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là chính sách thuế quan của Mỹ dưới thời Tổng thống Trump.

– Kịch bản tích cực: Nếu đàm phán thương mại diễn ra suôn sẻ, kinh tế có thể tránh được suy thoái.
– Kịch bản tiêu cực: Nếu chiến tranh thương mại leo thang, nguy cơ khủng hoảng sẽ tăng cao.

Trump và những tín hiệu trái chiều

Tổng thống Mỹ vừa bày tỏ thiện chí đàm phán, vừa đe dọa áp thuế vĩnh viễn. Trong một bài đăng mạng xã hội, ông tuyên bố:
> *”Nhóm đàm phán của Hàn Quốc đang trên đường đến Mỹ. Mọi thứ có vẻ tốt đẹp. Chúng tôi cũng đang thương lượng với nhiều nước khác.”*

Tuy nhiên, Trung Quốc khẳng định sẽ “chiến đấu đến cùng”, trong khi một số nghị sĩ đảng Cộng hòa lo ngại về rủi ro kinh tế.

Liệu đà tăng có bền vững?

Thị trường vẫn đang trong trạng thái “nửa tin nửa ngờ”. Giới đầu tư kỳ vọng vào các thỏa thuận thương mại, nhưng cũng chuẩn bị tâm lý cho những biến động mới.

#TàiChính #ThịTrườngChứngKhoán #KinhDoanh #Bitcoin #DầuThô #Trump #ĐàmPhán

*Theo AP*

Màn hình hiển thị chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tại một công ty chứng khoán ở Tokyo, ngày 8/4. (Ảnh: AP)

Ngày 8/4, S&P 500 tăng 3,7% trong phiên giao dịch buổi sáng, dù vẫn thấp hơn 14% so với kỷ lục hồi tháng 2. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 1.363 điểm, tương đương 3,6%, còn Nasdaq tăng 4,2%.

Sự phục hồi diễn ra trên thị trường toàn cầu. Các chỉ số chứng khoán tăng 6% tại Tokyo, 3,4% tại Paris và 1,6% tại Thượng Hải. Giá dầu thô cũng tăng cao hơn một chút sau khi chạm mức thấp nhất kể từ năm 2021 hôm 7/4.

Bitcoin ổn định và trở lại mức hơn 79.000 USD, sau khi giảm xuống còn 76.000 USD. Không có thay đổi lớn nào phía sau sự hồi phục này. Các nhà phân tích cho biết, thị trường có khả năng sẽ tiếp tục biến động nhanh chóng, không chỉ trong những ngày mà là những giờ tới.

Câu hỏi lớn vẫn tập trung vào việc ông Trump sẽ duy trì mức thuế quan cứng rắn với các quốc gia trong bao lâu. Nếu kéo dài một thời gian, các nhà kinh tế và giới đầu tư dự đoán sẽ gây suy thoái kinh tế. Có thể tránh được kịch bản xấu nhất nếu ông Trump nhượng bộ thông qua việc đàm phán nhanh chóng.

Phố Wall vẫn hy vọng các cuộc đàm phán sẽ diễn ra. Ngày 7/4, ông Trump cho biết có thể đạt được “một THỎA THUẬN lớn cho cả hai quốc gia” sau khi nói chuyện với quyền Tổng thống Hàn Quốc.

“Nhóm hàng đầu của họ đang trên máy bay đến Mỹ và mọi thứ có vẻ tốt đẹp. Chúng tôi cũng đang đàm phán với nhiều quốc gia khác, tất cả đều muốn đạt được thỏa thuận với Mỹ”, ông Trump viết trong thông báo đăng trên mạng xã hội.

Cổ phiếu Nhật Bản dẫn đầu mức hồi phục trên thị trường toàn cầu sau khi Thủ tướng Shigeru Ishiba bổ nhiệm quan chức phụ trách việc đàm phán với Mỹ.

Trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố “chiến đấu đến cùng” và cảnh báo sẽ đáp trả sau khi ông Trump dọa sẽ tiếp tục tăng thuế với hàng hóa từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Một số thành viên trong đảng Cộng hòa đã lên tiếng chỉ trích việc Nhà Trắng áp dụng thuế đối ứng, điều này có thể làm thay đổi suy nghĩ của ông Trump. Thượng nghị sĩ John Kennedy của đảng Cộng hòa cho biết ông ủng hộ mục tiêu của Tổng thống về việc có được những thỏa thuận thương mại tốt hơn, nhưng cũng bày tỏ lo ngại về bất ổn kinh tế.

“Chúng ta không biết liệu uống thuốc vào có làm bệnh nặng hơn hay không. Đây là tình hình nền kinh tế của Tổng thống Trump hiện nay”, ông Kennedy nói.

Ông Trump đưa ra những thông điệp trái chiều. Ông cho biết sẵn sàng đàm phán “nếu chúng ta có thể đạt được một thỏa thuận thực sự công bằng và một thỏa thuận tốt cho Mỹ”.

Nhưng tổng thống Mỹ cũng nói rằng có thể có cả giải pháp đàm phán với các quốc gia khác và thuế quan vĩnh viễn.

Tú Linh

Theo AP


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc