Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Dự kiến bầu cử Quốc hội khóa XVI sớm với 500 đại biểu, tăng cường đại biểu chuyên trách và trẻ tuổi

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Dự kiến bầu cử Quốc hội khóa XVI sớm với 500 đại biểu, tăng cường đại biểu chuyên trách và trẻ tuổi
*#BầuCửQuốcHội #HiếnPhápSửaĐổi #ChínhTrịViệtNam #QuốcHộiKhóaXVI #TrầnThanhMẫn*

Sửa đổi Hiến pháp 2013: Tập trung vào 8 điều, hướng tới mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Sáng 16/4, Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết Trung ương 11 khóa XIII đã diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh việc sửa đổi Hiến pháp 2013 với phạm vi giới hạn, tập trung vào 2 nhóm nội dung:
1. Tinh gọn bộ máy: Điều chỉnh các quy định liên quan đến Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị – xã hội (Điều 9, 10).
2. Chính quyền địa phương 2 cấp: Sửa đổi Chương 9 Hiến pháp để phù hợp với mô hình mới sau sáp nhập địa phương.

Dự kiến chỉ 8/120 điều Hiến pháp được sửa, thông qua hình thức nghị quyết của Quốc hội. Lấy ý kiến nhân dân từ 6/5 đến 5/6, hoàn thành trước 30/6/2025 để có hiệu lực từ 1/7/2025.

Bầu cử sớm vào tháng 3/2026, ưu tiên đại biểu trẻ và nữ
Chủ tịch Quốc hội đề xuất:
– Ngày bầu cử: Chủ nhật 15/3/2026, kỳ họp Quốc hội đầu tiên vào 6/4/2026.
– Số lượng đại biểu: 500 người, trong đó:
– 40% chuyên trách.
– 35% nữ, 18% dân tộc thiểu số, 10% dưới 40 tuổi.
– Tiêu chuẩn mới: Ưu tiên ứng viên có trình độ khoa học công nghệ, pháp luật.

Lộ trình kiện toàn bộ máy
– Cấp xã: Hoàn thành trước 15/8/2025.
– Cấp tỉnh: Chậm nhất 15/9/2025.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định: *”Tiêu chuẩn hàng đầu là năng lực phục vụ công việc, sau đó mới đến các yếu tố khác”*, đồng thời nhắc lại chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về chất lượng đại biểu.

*#CảiCáchHànhChính #ĐạiBiểuTrẻ #PhátTriểnĐấtNước #ChínhSáchMới*


*Bài viết tổng hợp thông tin từ Hội nghị toàn quốc, bám sát định hướng của Đảng và Nhà nước về cải cách thể chế và bầu cử dân chủ.*

Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII.

Tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày chuyên đề về sửa đổi Hiến pháp, pháp luật và phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 – 2031.

Sửa 8/120 điều của Hiến pháp 2013

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII đã thông qua chủ trương sáp nhập tỉnh, thành phố, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Cùng đó là sắp xếp các tổ chức chính trị – xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…

Để đáp ứng yêu cầu nói trên, phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này tập trung vào 2 nhóm nội dung. Một là các quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội (tập trung ở điều 9,10), để đáp ứng yêu cầu sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Hai là, các quy định tại chương 9 của Hiến pháp năm 2013 để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày chuyên đề tại hội nghị. Ảnh: Như Ý.

Theo Chủ tịch Quốc hội, do định hướng phạm vi sửa đổi bổ sung Hiến pháp lần này mang tính giới hạn, dự kiến chỉ liên quan đến khoảng 8/120 điều của Hiến pháp năm 2013 nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội hình thức văn bản là nghị quyết của Quốc hội, tương tự như đã thực hiện tại các lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1988, 1989 và 2001.

Chủ tịch Quốc hội cũng thông tin, việc lấy ý kiến nhân dân đối với việc sửa đổi Hiến pháp (từ ngày 6/5 đến ngày 5/6).

Chủ tịch Quốc hội cho hay, theo báo cáo của Chính phủ, có khoảng 19.220 văn bản ở Trung ương và địa phương ban hành có nội dung chịu tác động, ảnh hưởng trực tiếp của việc thực hiện chủ trương tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, gồm 1.180 văn bản của Trung ương, 18.040 của địa phương.

Để xử lý, theo Chủ tịch Quốc hội, ngoài các nội dung theo chương trình, tại kỳ họp thứ 9 khai mạc vào 5/5 tới, dự kiến khoảng 20 dự án luật cần được bổ sung vào chương trình để sửa đổi các quy định liên quan.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, việc sửa đổi Hiến pháp và các luật, nghị quyết có liên quan phải được hoàn thành trước ngày 30/6 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7.

Trong đó, quy định điều khoản chuyển tiếp để hoàn thành việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và các đơn vị hành chính cấp xã chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/8, các đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/9.

Bầu cử Quốc hội sớm hơn

Về phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI, HĐND các cấp, với bối cảnh mới việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Chủ tịch Quốc hội cho biết, dự kiến bầu cử sớm hơn so với kỳ bầu cử trước để tạo sự đồng bộ với cấp ủy các cấp, kịp thời triển khai nghị quyết Đại hội XIV của Đảng.

Dự kiến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 – 2031 là ngày Chủ nhật (15/3/2026) và ngày 6/4/2026 tổ chức kỳ họp thứ Nhất của Quốc hội.

Theo Chủ tịch Quốc hội, số lượng đại biểu Quốc hội, dự kiến là 500 đại biểu. Trong đó tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách ít nhất là 40%. Định hướng chung về cơ cấu là đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) khoảng 10%; đại biểu tái cử khoảng 30%; đại biểu nữ tỷ lệ ít nhất 35%, đại biểu là người dân tộc thiểu số ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức ứng cử đại biểu Quốc hội.

Số lượng đại biểu HĐND, căn cứ vào quy mô dân số từng đơn vị hành chính; thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương.

Về tiêu chuẩn đại biểu, cơ bản như kỳ bầu cử trước, tuy nhiên, có điểm mới là ưu tiên người có trình độ về khoa học công nghệ; người được đào tạo cơ bản về pháp luật.

Về độ tuổi người ứng cử đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội thông tin, tính đến tháng 3/2026 phải đủ tuổi trọn 1 nhiệm kỳ (nam phải sinh từ tháng 3/1969, nữ phải sinh từ tháng 9/1972 trở lại đây). Tái cử phải còn ít nhất 36 tháng (nam, tháng 3/1967; nữ, tháng 5/1971 trở lại đây).

“Và đặc biệt, quán triệt yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 11 vừa qua, phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Trường Phong


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc