"Cha mẹ ơi, con không yếu đuối – Con chỉ cần được lắng nghe!"
🔹 Hành trình đồng hành cùng con vượt qua trầm cảm: Sự thấu hiểu mới là "liều thuốc" mạnh nhất 🔹

TrầmCảm #ChiaSẻVàCảmThông

"Áp lực không tạo ra kim cương – Áp lực có thể ‘nghiền nát’ một tâm hồn"
💔 Hậu quả từ những kỳ vọng thầm lặng và tiếng kêu cứu không lời của người trẻ

TrầmCảm #ĐồngHànhCùngCon

"Khi con gái tôi khóc trong im lặng: Bài học xé lòng từ căn bệnh mang tên ‘tưởng bình thường’"
🌱 Trầm cảm không chừa một ai – Nhưng tình yêu thương có thể chữa lành tất cả

TrầmCảm #YêuThươngLàThuốc

"Đừng bảo con ‘cố lên’ nữa! Hãy nói ‘bố mẹ ở đây rồi’"
Chuyên gia tiết lộ: Sự đồng hành đúng cách giúp con thoát khỏi bóng tối trầm cảm

TrầmCảm #CảmThôngThayÁpLực

"Con tôi từng là học sinh giỏi, tại sao giờ lại không muốn sống?"
⚠️ Cảnh báo từ các bậc cha mẹ: Trầm cảm không có dấu hiệu báo động, chỉ có những vết nứt âm thầm

TrầmCảm #LắngNgheĐểHiểu

"Thế hệ sống ảo, nỗi đau thật: Khi áp lực ‘phải mạnh mẽ’ đẩy người trẻ vào bế tắc"
📢 PGS-TS tâm lý chỉ rõ: "Cha mẹ cần là điểm tựa, không phải thêm gánh nặng"

TrầmCảm #ChiaSẻLàCứuRỗi

(Các tiêu đề đều nhấn mạnh tính nhân văn, kích thích sự đồng cảm và hướng đến giải pháp tích cực từ gia đình – yếu tố quan trọng trong hành trình vượt qua trầm cảm).

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, mọi người, đặc biệt là người trẻ, dần có ý thức tìm hiểu và chăm sóc sức khỏe tinh thần. Từ đó, câu chuyện về bệnh trầm cảm được quan tâm hơn hết. Nhưng với các bậc làm cha mẹ, việc đồng hành cùng con vượt qua căn bệnh lại là hành trình đầy thử thách, gian nan.

Áp lực có còn tạo kim cương?

Khác với các vấn đề thể chất, sự bất ổn về tinh thần thường không có dấu hiệu cụ thể, khiến người thân và chính người bệnh khó phát hiện kịp thời. Nhiều người còn lầm tưởng cảm xúc tiêu cực là hệ quả từ áp lực học tập, công việc nên không quá chú trọng. Chỉ đến khi người bệnh có biểu hiện lạ như ủ rũ, mất ngủ kéo dài, không kiểm soát được cảm xúc,… gia đình mới nhận ra và tìm cách chữa trị.

Vốn nghĩ con là người mạnh mẽ, giỏi chịu đựng áp lực và giải quyết vấn đề, chị Xuân Phương (50 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TPHCM) không quá ngạc nhiên khi mỗi ngày đi làm về, con gái mình có vẻ mệt mỏi. Ngọc Trang (26 tuổi, con gái chị Xuân Phương) vừa đổi nơi làm do công ty trước đó gặp khó khăn và phá sản.

Sự thay đổi môi trường làm việc là lý do thỏa đáng nhất cho tâm trạng buồn bã, chán nản nên hai mẹ con cũng không mấy để tâm. Mãi đến khi thấy Trang dần kiệt sức, suy nghĩ tiêu cực, đi khám tâm lý mới biết Trang đã rơi vào giai đoạn trầm cảm khá nặng.

“Đi làm thì áp lực do không phù hợp với văn hóa, môi trường và công việc của công ty mới. Nhưng nghỉ ở nhà lại căng thẳng vì bản thân không làm ra tiền để lo cho gia đình…”. Cứ thế, nhiều tuần liền, Trang rơi vào vòng lẩn quẩn của những lo lắng không lời giải, chị dần rơi vào khủng hoảng và mất niềm tin cuộc sống.

$6a.jpg
PGS-TS Nguyễn Phương Hoa chia sẻ về những dấu hiệu thường thấy khi con mắc bệnh trầm cảm

Quá trình hình thành căn bệnh trầm cảm không diễn ra trong ngày một ngày hai, mà là hệ quả của một thời gian dài dồn nén cảm xúc. Chị Đỗ Giang (45 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TPHCM) và con gái từng sinh sống ở Nga. Chị kể, ban đầu con rất vâng lời, thành tích học tập luôn ở mức xuất sắc. Nhưng khi học năm hai đại học, con gái về Việt Nam chơi và không quay lại Nga, đồng thời cắt liên lạc với gia đình.

Chị bối rối tìm hết bạn bè, thầy cô của con để hỏi thông tin, nhờ đó mới biết con mắc bệnh trầm cảm đã lâu. Đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý, nghe con kể, chị mới biết áp lực mà chị đặt lên con suốt thời gian qua là lý do chính khiến con luôn khép mình và kìm nén cảm xúc.

Chị cho biết, mình là người cầu toàn nên bên cạnh thành tích học tập tốt, chị cũng mong muốn con học nhiều thứ để sống chuẩn mực như một người phụ nữ Á Đông. Những mong muốn của chị đã khiến cô con gái từng là học sinh giỏi giang, xuất sắc, giờ lại không muốn đi học, mất niềm vui, mất năng lượng và động lực sống.

“Nghĩ lại quãng thời gian đó, tôi luôn tự trách mình vì đã đè nặng áp lực lên vai con, khiến con không còn thoải mái quyết định cuộc sống của chính mình”, chị Đỗ Giang chia sẻ.

Chỗ dựa vững chắc

Các chuyên gia tâm lý cho biết, trầm cảm là căn bệnh đa yếu tố, được hình thành từ nhiều lý do phức tạp, nên thường khiến người bệnh và người thân hoang mang.

Chia sẻ về cách đồng hành và chăm sóc người thân bị trầm cảm, PGS-TS Nguyễn Phương Hoa, Viện trưởng Viện Tâm lý học và Truyền thông nói: “Điều tốt nhất cha mẹ có thể làm là yêu thương, chia sẻ và cảm thông. Trước hết là giữ mối quan hệ cởi mở trong gia đình để có thể trao đổi và hiểu nhau nhất, đồng thời để ý đến con để nhận ra những thông điệp cầu cứu của con. Bên cạnh đó, mỗi người cần giữ lối sống lành mạnh để giữ cho bản thân luôn tích cực, sẵn sàng giúp đỡ chính mình và người khác”.

Nói về việc số lượng người trẻ bị trầm cảm đang tăng lên, nhiều người cho rằng điều này rất vô lý vì xã hội giờ đã phát triển. Mặt khác, nhiều phụ huynh cũng nghĩ do con mình yếu đuối, không chịu vượt khó nên mới gặp phải những vấn đề tinh thần.

Tuy nhiên, cần hiểu rằng mỗi thời đều có khó khăn riêng. Trong thời đại số, người trẻ khó vững tâm lý khi phải tiếp nhận những luồng thông tin đa dạng, nhiều chiều. Hơn nữa, sự thay đổi chóng mặt của xã hội cũng phần nào khiến nhiều người cảm thấy bị bỏ lại, hoang mang và dần mất kiểm soát.

Hơn hết, bên cạnh việc chủ động tìm hiểu và học hỏi về trầm cảm, điều quan trọng hơn hết là giữ thái độ tích cực và lạc quan với bệnh. Để không bị cuốn vào vòng xoáy cảm xúc của con, các bậc phụ huynh nên cho con không gian riêng để được là chính mình, đồng thời chú tâm đến sự thay đổi và biểu hiện của con. Khi có được sự cảm thông và đồng hành từ cha mẹ, mọi khó khăn sẽ được xóa nhòa, để lại những bài học quý giá về sự gắn kết gia đình.

HỒNG ÂN


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc