Các nước châu Á gấp rút ứng phó với thuế đối ứng từ Mỹ: Đàm phán thay vì trả đũa

Các nước châu Á gấp rút ứng phó với thuế đối ứng từ Mỹ: Đàm phán thay vì trả đũa
#ThuếQuan #ChâuÁ #ĐốiỨngMỹ #ThươngMạiQuốcTế #CPTPP #RCEP

Vào sáng sớm ngày 3/4 theo giờ châu Á, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố áp dụng thuế quan đối ứng với hơn 180 đối tác thương mại của Mỹ. Mức thuế cơ bản là 10% đối với hầu hết các quốc gia, trong khi khoảng 60 nước phải chịu mức thuế cao hơn. Cụ thể, Campuchia chịu thuế 49%, Lào 48%, Việt Nam 46%, Thái Lan 36%, Trung Quốc 34%, Ấn Độ 26%, Hàn Quốc 25%, và Nhật Bản 24%.

Một quyết định gây sốc
Theo các nhà phân tích, động thái này của Mỹ là một cú sốc lớn đối với các nước châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt khi mức thuế cao hơn nhiều so với dự báo trước đó. Điều này xảy ra trong bối cảnh khu vực đang thúc đẩy tự do hóa thương mại thông qua các hiệp định đa phương như CPTPP và RCEP.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã bày tỏ sự thất vọng khi Nhật Bản không được miễn trừ thuế. Ông nhấn mạnh rằng Nhật Bản đã đóng góp lớn vào đầu tư và tạo việc làm tại Mỹ, đồng thời bày tỏ lo ngại về sự nhất quán giữa các biện pháp thương mại của Mỹ với quy định của WTO.

Hàn Quốc và Đài Loan cũng lên tiếng
Tại Hàn Quốc, Quyền Tổng thống Han Duck-soo đã yêu cầu triển khai các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Bộ trưởng Tài chính Choi Sang-mok nhấn mạnh sẽ tập trung đàm phán với Mỹ để giảm thiểu thiệt hại, đồng thời hỗ trợ các ngành công nghiệp chịu tác động nặng nề như ô tô và đóng tàu.

Đài Loan cũng phản ứng mạnh mẽ với mức thuế 32% áp lên hàng hóa của mình. Người phát ngôn nội các Michelle Lee cho rằng động thái này của Mỹ là “vô lý” và không phản ánh đúng cơ cấu thương mại bổ sung giữa hai bên.

Trung Quốc kiên quyết phản đối
Bộ Thương mại Trung Quốc đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ, khẳng định sẽ thực hiện các biện pháp đáp trả để bảo vệ quyền lợi của mình. Bắc Kinh chỉ trích Mỹ đang “phớt lờ” lợi ích từ thương mại quốc tế và cho rằng biện pháp thuế quan của Mỹ là chủ quan, đơn phương và vi phạm quy tắc thương mại quốc tế.

Đông Nam Á tập trung đàm phán
Các nước Đông Nam Á như Malaysia, Singapore, Thái Lan và Philippines đều phản ứng với quyết định của Mỹ nhưng không quốc gia nào đề cập đến việc áp thuế trả đũa. Thay vào đó, họ tập trung vào đàm phán và tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu.

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết chính phủ đã thành lập một ủy ban đặc biệt để tìm giải pháp giảm thiểu tác động. Trong khi đó, Philippines coi đây là cơ hội để làm sâu sắc hơn mối quan hệ chiến lược với Mỹ.

Việt Nam chủ động ứng phó
Tại Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để đánh giá tình hình và đề ra giải pháp. Chính phủ dự kiến thành lập tổ phản ứng nhanh do Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đứng đầu. Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cũng đã gửi công hàm đề nghị Mỹ tạm hoãn quyết định áp thuế, nhấn mạnh rằng hai bên vẫn còn không gian đàm phán.

Kịch bản tương lai
Theo nhà nghiên cứu Stephen Olson từ Viện ISEAS-Yusof Ishak, các đối tác thương mại của Mỹ đang đứng trước hai lựa chọn: kiên quyết trả đũa hoặc tìm cách đạt thỏa thuận để tránh thuế quan. Ông nhận định rằng Mỹ đang “treo biển báo đóng cửa kinh doanh” ở biên giới, đặt ra thách thức lớn cho nền thương mại toàn cầu.

#ViệtNam #ĐôngNamÁ #ThươngMạiToànCầu #ĐàmPhán #WTO #KinhTế

Ảnh minh họa: Reuters

Vào sáng sớm ngày 3/4 theo giờ châu Á, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo thuế quan đối ứng với hơn 180 đối tác thương mại của Mỹ. Mức thuế quan cơ sở là 10% với hầu hết các quốc gia và cao hơn với khoảng 60 quốc gia. Trong đó, Campuchia chịu mức thuế 49%, Lào 48%, Việt Nam 46%, Thái Lan 36%, Trung Quốc 34%, Ấn Độ 26%, Hàn Quốc 25%, Nhật Bản 24%…

MỘT QUYẾT ĐỊNH QUÁ BẤT NGỜ!

Theo các nhà phân tích, thuế quan trên là một cú sốc lớn với các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương và cao hơn nhiều so với các dự báo trước đó. Động thái này diễn ra trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực này đang thúc đẩy tự do hóa thương mại thông qua các khuôn khổ đa phương như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Chia sẻ với truyền thông ngày 3/4, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba nhận xét thuế quan mới của ông Trump “cực kỳ gây thất vọng”.

“Nhật Bản đã đóng góp lớn vào đầu tư trực tiếp và tạo việc làm tại Mỹ”, ông Ishiba phát biểu và bày tỏ sự thất vọng khi nước này không được Washington miễn trừ thuế.

“Nhật Bản quan ngại nghiêm trọng về sự nhất quán giữa các biện pháp thương của Mỹ với các quy định của Hiệp định Thương mại Thế giới (WTO) và Hiệp định thương mại Nhật – Mỹ”, ông Ishiba cho biết. “Tôi sẽ không ngần ngại thảo luận trực tiếp với Tổng thống Trump để thúc đẩy đàm phán với Mỹ vào thời điểm thích hợp nhất, theo cách thích hợp nhất”.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, ông Yoshimasa Hayashi, cho biết Thủ tướng Ishiba đã chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục thúc giục Mỹ miễn trừ thuế quan đối ứng cho Nhật, đồng thời theo dõi chặt chẽ tác động với các ngành công nghiệp và thị trường việc làm trong nước.

Khi được hỏi về việc Nhật có áp đặt thuế quan trả đũa hoặc kiện Mỹ lên WTO hay không, ông Hayashi từ chối đưa ra bình luận.

Tại Hàn Quốc, Quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck-soo ngày 3/4 đã yêu cầu triển khai các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp với những doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi thuế quan của Mỹ.

Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Sang-mok đã tổ chức cuộc họp khẩn với Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) Rhee Chang-yong và các quan chức tài chính khác để thảo luận về tác động của thuế quan Mỹ với Hàn Quốc và biện pháp ứng phó.

“Chúng tôi sẽ dồn mọi sức lực vào các cuộc đàm phán với Mỹ để giảm thiểu thiệt hại cho nền kinh tế Hàn Quốc, dựa trên các phân tích cẩn trọng về chính sách thuế quan của Mỹ”, ông Choi cho biết. “Chúng tôi cũng sẽ có kế hoạch hỗ trợ chi tiết cho các ngành công nghiệp, bao gồm ô tô và đóng tàu. Đây là các ngành dự kiến sẽ chịu tác động mạnh của thuế quan đối ứng Mỹ”.

Trong khi đó, chính quyền Đài Loan cũng nhận xét thuế quan đối ứng 32% với hàng hóa từ vùng lãnh thổ này vào Mỹ là “vô lý” và “vô cùng đáng tiếc”. Nhà lão đạo Đài Loan Lại Thanh Đức đã chỉ đạo Cơ quan Đàm phán Thương mại lập tức đánh giá và đưa ra kiến nghị với Đại diện Thương mại Mỹ (USTR).

“Động thái của Mỹ là bất công với Đài Loan”, bà Michelle Lee, người phát ngôn nội các Đài Loan, phát biểu. “Phương pháp tính toán không rõ ràng và không phản ánh đúng cơ cấu thương mại bổ sung lẫn nhau cũng như quan hệ thực chất giữa Đài Loan và Mỹ”.

Theo bà Lee, kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan sang Mỹ tăng lên và thặng dư thương mại của vùng lãnh thổ này với Mỹ chủ yếu phản ánh “nhu cầu tăng lên của Mỹ với con chip và sản phẩm liên quan, đặc biệt là những sản phẩm AI, cũng như các chính sách an ninh quốc gia mà ông Trump áp đặt trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình như thuế quan và hạn chế xuất khẩu công nghệ cho Trung Quốc. Những chính sách này đã làm dịch chuyển chuỗi cung ứng”.

Về phía Trung Quốc, Bộ Thương mại nước này đã phát thông cáo khẳng định Bắc Kinh “kịch liệt phản đối” thuế quan của ông Trump và “sẽ kiên quyết thực hiện các biện pháp đáp trả để bảo vệ quyền và lợi ích của mình”.

Bắc Kinh cũng chỉ trích Mỹ đang “phớt lờ” những lợi ích mà nước này có được từ thương mại quốc tế lâu nay.

“Biện pháp được gọi là thuế quan đối ứng dựa trên các đánh giá chủ quan và đơn phương của Mỹ, không phù hợp với các quy tắc thương mại quốc tế và gây nguy hại nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan”, thông cáo của Bộ Thương mại Trung Quốc nêu rõ.

TẬP TRUNG VÀO ĐÀM PHÁN, KHÔNG CÂN NHẮC TRẢ ĐŨA

Các quốc gia Đông Nam Á cũng phản ứng với tuyên bố thuế mới của Mỹ nhưng không quốc gia nào đề cập tới việc sẽ áp thuế quan trả đũa.

“Malaysia sẽ không cân nhắc thuế quan trả đũa”, Bộ Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Malaysia, cho biết trong một thông cáo. “Để giảm thiểu tác động của thuế quan Mỹ, Malaysia đang mở rộng thị trường xuất khẩu và ưu tiên các khu vực tăng trưởng, đồng thời tận dụng các hiệp định tự do đang có như CPTPP và RCEP”.

Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Gan Kim Yong cho biết chính phủ nước này có thể hạ dự báo tăng trưởng cả năm của năm nay do tình hình “xấu hơn dự báo”.

“Chúng tôi cảm thấy thất vọng. Dù Mỹ và Singapore có mối quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại mạnh mẽ lâu năm thông qua Hiệp định Thương mại tự do Mỹ – Singapore, chúng tôi vẫn bị áp thuế quan đối ứng cơ sở 10%”, ông Gan chia sẻ.

Tuy nhiên, vị Bộ trưởng nhấn mạnh rằng việc áp thuế quan trả đũa sẽ chỉ gây hại cho hoạt động nhập khẩu của Singapore.

Tại Thái Lan, Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra cho biết chính phủ của bà đã thành lập một ủy ban đặc biệt gồm quan chức từ các cơ quan liên quan để tìm giải pháp giảm thiểu tác động từ biện pháp thuế quan mới của Mỹ.

“Trong ngắn hạn, chúng tôi sẽ tìm cách đàm phán với Washington để giảm tác động tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu”, bà Paetongtarn cho biết.

Trong khi đó, Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines nói rằng quốc gia này xem thuế quan đối ứng của Mỹ là “một cơ hội” để làm sâu sắc thêm mối quan hệ chiến lược với Washington. Bộ này dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp với cơ quan đồng cấp Mỹ để thỏa luận về việc tăng cường quan hệ thương mại.

“Philippines tin rằng các quy định thương mại rõ ràng và đáng tín cậy là yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng bền vững”, thông cáo của Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines viết.

Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ngày 3/4 đã chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi Mỹ công bố thuế quan đối ứng.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành bình tĩnh và bản lĩnh, có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với mọi diễn biến để tiếp tục vượt qua những khó khăn, vướng mắc và cú sốc từ bên ngoài như đã làm những năm qua trong bối cảnh đại dịch, xung đột ở nhiều nơi trên thế giới, đứt gãy chuỗi cung ứng… Chính phủ Việt Nam dự kiến thành lập tổ phản ứng nhanh về vấn đề này do Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đứng đầu.

Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cũng đã có Công hàm đề nghị Mỹ tạm hoãn quyết định áp thuế qua và nhấn mạnh hai bên còn không gian để đàm phán hướng tới một kết quả hai bên cùng có lợi.

“Mỹ, nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới, đã treo biển báo ở biên giới với nội dung: ‘Đóng cửa kinh doanh'”, ông Stephen Olson, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, nhận xét với tờ báo Nikkei Asia. “Chúng ta đang đứng trước hai kịch bản. Một là các đối tác thương mại bị đánh thuế sẽ kiên quyết trả đũa với hy vọng ông Trump sẽ nhượng bộ. Hai là họ tìm cách đạt thỏa thuận với ông Trump để tránh thuế quan”.

Ngọc Trang


Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

[analytify-views]
💥 Không tìm thấy hàm Analytify!

Khám phá thêm từ Rao vặt giá tốt

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc